Cam kết
hàng chính hãng 100%
Tư vấn sức khỏe,
sản phẩm 24/7
Giao Hàng
Toàn Quốc
Thanh Toán
Khi Nhận Hàng

Chứng nhận - Giải thưởng

Bệnh giảm trí nhớ ở người trẻ cần chú ý những điều sau

Suy giảm trí nhớ từ lâu được xem là căn bệnh chỉ xảy ra ở người cao tuổi. Tuy nhiên, thực tế hiện nay, giảm trí nhớ ở người trẻ tuổi đang có dấu hiệu gia tăng và nguy cơ mắc bệnh cao. Mức độ nguy hiểm của bênh suy giảm trí nhớ ở người trẻ tuổi như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé

1. Những triệu chứng của bệnh giảm trí nhớ ở người trẻ tuổi

Thường xuyên lo lắng, stress và mệt mỏi
- Thường xuyên mệt mỏi, stress, lo lắng, tức giận, tâm trạng thường hay hồi hộp, buồn bã,… là biểu hiện của việc tâm trạng thay đổi, người bệnh không kiểm soát được hành vi của mình dẫn đến suy giảm trí nhớ ở thanh niên.

- Thiếu tập trung, lơ đãng trong công việc, học tập.

- Suy giảm khả năng tư duy và trí nhớ kém

- Thường xuyên rơi vào tình trạng mất ngủ, ngủ không sâu giấc

- Thụ động trong cuộc sống, thụ động đối với môi trường xung quanh, phản ứng chậm.


- Vận động chậm chạp, đọc chữ khó khăn, không lưu loát

- Khả năng tư duy và ghi nhớ kém dần đi

- Mất ngủ và ngủ không sâu giấc

- Đau nửa đầu và chóng mặt

- Đãng trí: đôi khi chưa làm mà tưởng mình đã làm rồi, thậm chí quên đường mà mình từng đến, quên những việc mới xảy ra gần đây.

Thường xuyên quên vị trí các vật
Thường hay nói trước quên sau, đồ đạc để đâu không nhớ, quên đi những sự kiện, vấn đề nào đó hoặc hay lặp lại cùng một nội dung câu chuyện, dẫn đến bệnh hay quên ở người trẻ.

Những vật dụng thường ngày như điện thoại, ví tiền, chìa khóa thậm chí cả túi xách to đùng nhưng sau khi đặt xuống một nơi quen thuộc thì bạn lại chẳng nhớ nó nằm ở đâu. Và một khi nặng hơn thì bạn có thể quên cả công việc theo lịch trình ngày nào cũng làm như nấu cơm, đi tắm.

Nói lặp đi lặp lại một vấn đề
Bạn đã nói vấn đề này rồi nhưng cứ nghĩ là chưa nói nên tiếp tục nói thêm vài lần nữa, thậm chí chỉ cho cùng một người. Và đôi lúc, sau khi nói xong vài lần thì bạn cũng không nhận ra được mình đang lặp đi lặp lại vấn đề này.

Quên khuấy cuộc hẹn quan trọng
Thường xuyên quên cuộc hẹn quan trọng là biểu hiện thường gặp ở những người bị suy giảm trí nhớ, bị đãng trí hoặc thậm chí là dấu hiệu sớm của bệnh Alzheimer. Nếu có dấu hiệu này thì bạn cũng không nên chủ quan mà phải chú ý hơn đến sức khỏe tinh thần.

 

Suy giảm trí nhớ ở người trẻ tuổi
Suy giảm trí nhớ ở người trẻ tuổi

2. Nguyên nhân gây mất trí nhớ ở người trẻ tuổi

Do ảnh hưởng của bệnh lý tâm thần: Đó là các bệnh như rối loạn trầm cảm, rối loạn lo âu… làm giảm tập trung chú ý; bệnh tâm thần phân liệt có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng hay gặp ở người trẻ, bệnh làm cho biểu hiện cảm xúc ngày càng cùn mòn, khô lạnh, tư duy ngày càng nghèo nàn, ý chí ngày càng suy giảm, hoạt động ngày càng yếu đuối đi đến chỗ không thiết làm công việc gì, khả năng lao động và học tập, chú ý, trí nhớ đều giảm.
 
Sau chấn thương sọ não:
Chấn thương sọ não là một hình thái tổn thương sọ não ngoại sinh. Hậu quả của chấn thương sọ não rất khác nhau, từ hồi phục hoàn toàn đến để lại các di chứng nặng nề về thần kinh và tâm thần. Rối loạn tâm thần do chấn thương sọ não bao gồm 2 giai đoạn: giai đoạn cấp tính và giai đoạn muộn. Các rối loạn tâm thần là hậu quả muộn của chấn thương sọ não, thời gian tùy thuộc vào từng bệnh nhân, nhưng thường là sau 6 tháng bị chấn thương sọ não.
 
Do các bệnh nhiễm khuẩn: Các bệnh lý hay gặp là viêm não, màng não do vi khuẩn, virut, viêm màng não lao, sốt rét ác tính thể não, giang mai não, HIV/AISD…
 
Do nhiễm độc: Các chất độc thâm nhập vào cơ thể bằng nhiều đường khác nhau, tác động lên hệ thần kinh trung ương, gây ra tổn thương thần kinh và các rối loạn tâm thần rất đa dạng, cấp tính hoặc kéo dài. Các triệu chứng rối loạn tâm thần phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như: loại chất độc, liều lượng, thời gian, mức độ nhiễm độc và các yếu tố mang tính cá thể như: nhân cách, thể tạng, sức đề kháng…
 
Do nghiện rượu và thuốc phiện: Nghiện rượu làm ảnh hưởng đến hiệu suất công tác, đến sức khỏe tâm thần và thể chất, làm tổn thương đến các mối quan hệ gia đình và đời sống xã hội. Người nghiện thuốc phiện bị ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và trí nhớ.

Do thiếu vitamin: Vitamin B1 chính là loại được nhắc đến trong trường hợp này. B1 có chức năng giúp cho hoạt động của hệ thần kinh được diễn ra bình thường. Mỗi ngày, một người trưởng thành cần trung bình 1.2mg vitamin B1, nam có nhu cầu cao hơn nữ. Nếu chế độ dinh dưỡng không đảm bảo được điều này, trí nhớ sẽ bị ảnh hưởng.

 
Do stress: Tình trạng stress không chỉ gây ra những tác động xấu đối với cơ thể mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đối với trí nhớ, đặc biệt là phản ứng stress cấp tính. Một trong những nguyên nhân gây stress ở người trẻ là áp lực học tập. Nhiều trường hợp do bố mẹ đòi hỏi quá mức kết quả học tập ở con cái so với khả năng mà chúng có thể đạt được hoặc sự ngộ nhận về năng lực học tập của con em mình.


Do thiếu ngủ: Việc để cho não bộ không được nghỉ ngơi đầy đủ sẽ gây ra rất nhiều hệ lụy. Trong lúc ngủ, các mô và tế bào não sẽ được đưa vào trạng thái phục hồi, sóng não sẽ đưa các sự kiện diễn ra trong ngày vào lưu trữ, hình thành bộ nhớ trên vỏ não trước trán. Tại “cửa hàng ký ức này”, bạn sẽ có thể nhớ lại được những điều đã trải qua trong quá khứ của mình. Nếu bạn thiếu ngủ hoặc không ngủ, các thông tin sẽ không thể được đưa về “cửa hàng”, vậy nên mới có hiện tượng trí nhớ ngắn hạn, nhanh quên, suy giảm trí nhớ.
 
Do rối loạn phân ly
: Các rối loạn phân ly là một nhóm các rối loạn thường gặp. Các rối loạn phân ly hay phát sinh ở tuổi trẻ, nữ nhiều hơn nam. Trong các điều kiện không thuận lợi về tinh thần cũng như thể chất, các rối loạn có thể phát thành “dịch” trong một tập thể. Biểu hiện triệu chứng lâm sàng của các rối loạn phân ly rất đa dạng và hầu hết có rối loạn trí nhớ.
 
Chậm phát triển tâm thần và động kinh: Chậm phát triển tâm thần  là một nhóm bệnh lý có biểu hiện sự sa sút tâm thần bẩm sinh hay mắc phải trong những năm đầu thời kỳ thơ ấu. Chậm phát triển thần kinh không phải là một bệnh mà là một trạng thái rối loạn của một bệnh nào đó để lại sự thiếu sót trong các hoạt động trí tuệ và khả năng thích ứng.
 
Động kinh: Động kinh là một bệnh mạn tính, do nhiều nguyên nhân khác nhau, đặc trưng là sự lặp đi lặp lại của các cơn do sự phóng điện quá mức của các tế bào thần kinh não bộ, dù cho triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng có thể khác nhau. Trong cơn, người bệnh có thể có những rối loạn vận động. Những hành vi đó có tính chất tự động, không mục đích và người bệnh sau đó không nhớ những gì xảy ra.

3. Bệnh suy giảm trí nhớ ở người trẻ tuổi có nguy hiểm không?

Về công việc
Những người mắc bệnh suy giảm trí nhớ thường lơ đãng, thiếu tập trung trong học tập cũng như khi làm việc. Người bệnh thường mất đi khả năng ghi nhớ cũng như tư duy, suy nghĩ về các vấn đề. Vì vậy mà chất lượng công việc hoàn thành kém, dần dần, người bệnh sẽ kém nhanh nhạy với các yếu tố mới, phản ứng chậm với những thay đổi, thụ động với môi trường xung quanh và không còn khả năng đáp ứng công việc cũng như học tập, kết quả làm việc giảm sút.

Về cuộc sống
Suy giảm trí nhớ cũng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Ban đầu sẽ là quên những việc đơn giản như đi chợ quên mang tiền, không nhớ tắt điện khi đi ra ngoài, không nhớ vật dụng để đâu…
Người bệnh sẽ thay đổi tâm trạng và hành vi, thường xuyên stress, tâm lý thất thường, cảm xúc thay đổi…ảnh hưởng đến mối quan hệ với các thành viên trong gia đình, bạn bè và những người xung quanh.

Về sức khỏe
Người bị suy giảm trí nhớ không chỉ là đãng trí, hay quên, mà nghiêm trọng hơn là có thể mất hoàn toàn khả năng tư duy. Các chuyên gia thần kinh học cũng cảnh báo, nếu bệnh suy giảm trí nhớ không được điều trị kịp thời thì bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn sa sút trí tuệ chỉ trong vòng 3 năm. Lúc này, não sẽ mất dần khả năng điều khiển các cơ quan chức năng và có thể khiến bệnh nhân tử vong.

Trong quá trình chuyển sang giai đoạn sa sút trí tuệ thì các tế bào não bị tấn công và tổn thương nghiêm trọng nên rất khó để phục hồi. Những tổn thương này có thể như: chết tế bào não, teo não, mạch máu bị sang thương, tổn thương chất trắng – là các sợi liên kết các tế bào thần kinh.

Suy giảm trí nhớ lâu ngày khiến cho các tế bào não chết nhanh hơn, não bị teo lại và khả năng kết nối các tế bào thần kinh gặp cản trở. Vì vậy việc truyền dẫn thông tin từ não bộ tới các cơ quan khác của cơ thể sẽ bị gián đoạn, khiến rối loạn các chức năng hoạt động và bệnh nhân có thể bị tử vong.

4. Các biện pháp phòng tránh suy giảm trí nhớ ở người trẻ tuổi

Các bậc cha mẹ cần biết, trẻ hay quên không phải là yếu kém, có nhiều em thực sự thông minh, sáng tạo, rất linh hoạt nhưng trí nhớ lại không được tốt. Vậy làm thế nào để cải thiện và điều trị trí nhớ kém ở trẻ? Dưới đây là một số phương pháp khắc phục trí nhớ kém khoa học các bậc cha mẹ có thể áp dụng:

- Tránh làm việc quá tải và nên sắp xếp thời gian nghỉ ngơi hợp lý hơn. Thói quen làm việc quá áp lực là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ảnh hưởng không nhỏ cho trí nhớ.

- Hạn chế thiếu ngủ. Ngủ ít khiến các tế bào não không được phục hồi đầy đủ nên trí nhớ bị gây hại ít nhiều.

- Hạn chế ôm quá nhiều việc cùng lúc sẽ khiến trí não xao nhãng và mất tập trung, lâu dần cũng gây suy giảm trí nhớ.

- Tăng cường nạp những thực phẩm tốt cho trí nhớ như các loại cá béo giàu axit Omega 3, trứng, hải sản giàu kẽm, các loại rau xanh, trái cây giàu vitamin C...

- Tăng cường đọc sách, học ngoại ngữ hoặc học bất kỳ lĩnh vực mới nào cũng khiến trí não phát triển tốt và hạn chế sa sút trí tuệ hiệu quả.

- Dẹp bỏ áp lực, quên đi phiền muộn, tạo điều kiện nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc, tránh thừa cân, béo phì, hạn chế rượu bia và các loại thực phẩm chiên, rán, nướng không an toàn và có hại cho não bộ…

- Tập thể dục thường xuyên không chỉ duy trì thể lực mà còn giúp trí não hoạt động ở trạng thái tốt. Bên cạnh đó cần thực hiện các hoạt động rèn luyện trí nhớ như đọc sách, tăng cường giao tiếp xã hội, chơi trò giải ô chữ, giải câu đố…và giữ một tinh thần thoải mái, vui tươi, lạc quan và yêu đời.

- Trong cuộc sống hằng ngày, những người trẻ tuổi cũng nên sắp xếp công việc, đồ đạc ngăn nắp, có trật tự để dễ nhớ, dễ tìm.. Chú ý đừng nói và làm quá nhanh cũng như tăng cường quan sát, so sánh và ghi chú lại những việc cần thiết để rèn luyện khả năng ghi nhớ.

- Quan trọng nhất, để phòng tránh bệnh suy giảm trí nhớ ở người trẻ tuổi, chúng ta cần có chế độ dinh dưỡng khoa học bằng cách ăn các loại thực phẩm giàu chất sắt, đạm và nguyên tố vi lượng để ngăn chặn sự thoái hóa của tế bào não.


- Nên ăn xanh, ăn sạch. Chế độ ăn nhiều trái cây và rau cải. Đây là thức ăn chứa nhiều chất chống oxy hóa để bảo vệ tế bào não. Hạn chế chất béo và tránh ăn khuya.

- Luyện trí não thường xuyên, bằng các bài học, bài toán đơn giản…

- Tích cực học hỏi những cái mới và luyện khả năng ghi nhớ.

- Giữ tinh thần sảng khoái, vui vẻ, thoải mái trong tâm hồn.


- Không uống rượu bởi người nghiện rượu lâu năm sẽ bị tổn thương não do thiếu dinh dưỡng, có nguy cơ cao bị giảm trí nhớ và sa sút trí tuệ.

5. Cách điều trị suy giảm trí nhớ ở người trẻ tuổi bằng TPCN Super Power Neuro Max 

Super Power Neuro Max là một sản phẩm hoàn hảo để hỗ trợ điều trị các bệnh về não với sự kết hợp các thành phần giữ vai trò quan trọng đặc biệt trong não như: CDP-Choline, Corti-PS, Alpha Lipoic Acid, Acetyl L-Carnitine, L-Glutamine và Taurine để tăng cường chuyển hóa của tế bào não và bảo vệ, chống lại sự phá hủy của các chất oxy hóa đối với não.

Super Power Neuro Max thúc đẩy quá trình trao đổi chất ở não bộ, nuôi dưỡng và bảo vệ não nhờ sự kết hợp đầy đủ các chất dinh dưỡng an toàn và hiệu quả. Super Power Neuro Max cung cấp chất chống oxy hóa mạnh nhất để bảo vệ tổ chức não, làm tăng sự điều khiển tối ưu của sự kích thích màng tế bào và độ thẩm thấu tế bào não, cải thiện quá trình sử dụng glucose và kiến tạo năng lượng cho não, hỗ trợ tổng hợp phospholipid cho sự gia tăng nhận thức và tăng tổng hợp acetylcholine và các chất dẫn truyền thần kinh.

Super Power Neuro max

Thuốc bổ não Super power Neuromax tăng cường trí nhớ

Tác dụng của Super power Neuro Max.

– Suy nhược thần kinh, mất ngủ lo âu, sa sut trí tuệ, rối loạn nhận thức, hành vi do bệnh lý não, tâm thần, trầm cảm, stress…

– Khắc phục di chứng bệnh não cấp tính: tai biến mạch não cấp và bán cấp, thiểu năng tuần hoàn não, xuất huyết não, nhũn não…

– Chấn thương sọ não, phù não, viêm não, bại não giảm thời gian hôn mê và mức độ nghiêm trọng.

– Phòng ngừa biến chứng sau phẫu thuật thần kinh, não ….

– Hồi phục di chứng bệnh não mạn tính, lão suy, bệnh Alzheimer, xơ vữa mạch máu não.

– Thúc đẩy khả năng tập trung, nhạy bén trong học tập, cải thiện trí nhớ, nhận thức và phản xạ ở những người làm việc với cường độ trí óc cao như học sinh, sinh viên ôn thi, các nhà quản lý…

– Rối loạn, thiểu năng tuần hoàn não, thiếu máu não cục bộ, thiếu máu não mãn tính,rối loạn tiền đình, ù tai, chóng mặt…

– Phối hợp với các thuốc kháng cholinergic trong điều trị Parkinson.

– Phối hợp với thuốc ức chế men protease trong điều trị viêm tụy. 

– Các biến chứng não, thần kinh của bệnh tiểu đường, đau thần kinh ngoại biên, rối loạn thần kinh tim, rối loạn vận mạch ngoại biên.

– Tăng nồng độ acetylcholine, norepinephrine và dopamine trong hệ thống thần kinh trung ương
 

Hi vọng với bài viết này đã cung cấp được cho bạn đọc những thông tin hữu ích nhất, giúp các bạn hiểu rõ hơn về bệnh suy giảm trí nhớ ở người trẻ tuổi và cách điều trị hiệu quả . Kính chúc các bạn thật nhiều sức khỏe, niềm vui trong cuộc sống, xin chân thành cảm ơn. !
 

Xem ngay >>> Thuốc tăng cường trí nhớ cho thanh niên tốt nhất

 
--------------------------------------------------------------------------------------------------
Bài liên quan:

>>> Ăn uống gì để tăng cường trí nhớ
>>> Cách điều trị mất trí nhớ ở người già
>>> Hướng dẫn nhanh cách tăng cường trí nhớ của bạn hiệu quả nhất

Các tin khác