Tổng quan bệnh đau khớp cổ tay và những điều nhiều người chưa biết
► Bệnh đau khớp cổ tay là gì?
Tình trạng này diễn ra lâu, khiến bệnh ngày càng nặng, chỉ cần người bệnh vận động làm tăng ma sát sẽ khiến hai gân ở cổ tay va chạm vào nhau tạo nên những tiếng kêu lạo xạo. Ngoài ra, cổ tay còn có dấu hiệu bị sưng tấy lên.
Những cơn đau cổ tay kéo dài làm người bệnh cảm thấy mệt mỏi
► Nguyên nhân gây bệnh đau khớp cổ tay
- Do chấn thương: Khi bị té ngã khi vui chơi hay làm việc, nhiều người sẽ dùng tay để chống đỡ và làm ảnh hưởng đến xương khớp của tay khiến xương ngón tay bị gãy, trật khớp hoặc các cơ, sụn khớp và xương dưới sụn sẽ bị tổn thương nặng và gây nên các triệu chứng đau nhức.
- Do thoái hóa khớp: đây là nguyên nhân thường gặp nhất gây ra các triệu chứng của bệnh viêm khớp cổ tay như đau nhức ở các khớp ngón tay và bàn tay. Khi bị thoái hóa khớp bàn tay, ngón tay sẽ khiến cho sụn khớp bị suy yếu và dễ nứt vỡ, bao khớp bong tróc bị viêm, xương dưới sụn trở nên xơ hóa hoặc mọc gai gây đau nhức xương khớp, cứng khớp sau khi ngủ dậy và thậm chí và mất khả năng vận động khớp của người bệnh. Đặc biệt là những người lớn tuổi, tình trạng đau nhức khớp cổ tay do thoái hóa chiếm tỷ lệ khá cao.
- Do hội chứng ống cổ tay: nguyên nhân này thường gặp ở những người làm việc văn phòng hay sử dụng máy tính nhiều. Do phải sử dụng tay để thao tác lên bàn phím, chuột thường xuyên trong thời gian dài dễ dẫn đến tình trạng bị đau nhức xương khớp ở ngón tay, cổ tay, bàn tay, khuỷu tay...
- Do mắc các bệnh xương khớp khác: điển hình như bệnh loãng xương, viêm khớp dạng thấp, loạn dưỡng cơ bắp, bệnh đa xơ cứng... những căn bệnh đau xương khớp này sẽ gây chèn ép lên các dây thần kinh và cơ bắp ở bàn tay, cổ tay, cánh tay khiến người bệnh cảm thấy đau nhức và tê bì ngón tay, cổ tay.
► Biểu hiện của bệnh đau khớp cổ tay
Hiện tượng đau, sưng đỏ ở cổ tay ngay cả khi không làm gì chỉ vung vẩy tay nhẹ cũng khiến các cơn đau nhói lên khiến người bệnh khó chịu vô cùng.
Khi thực hiện các hoạt động cầm, nắm hay gõ máy tính, năng tay lên… khiến mức độ cơ đau tăng rõ rệt.
Gây căng cứng, khó thực hiện các hoạt động cầm nắm, khi đang cầm có thể bị buông ra
Có thể bị tê, ngứa ran vùng khớp cổ tay hay bàn tay
Vị trí cơn đau có thể thay đổi lan xuống bàn tay và các khớp ngón tay.
Những triệu chứng trên có thể chỉ xảy ra trong một vài hoạt động nhất định nhưng theo thời gian, càng để lâu thì tình trạng càng trở nên tồi tệ hơn, cơn đau khớp cổ tay có thể xuất hiện bất cứ lúc nào ngay cả khi nghỉ ngơi cũng có thể bị đau. Ngoài ra, người bệnh còn có cảm giác tê mỏi đến mức không có cảm giác gì về tay như nóng hoặc lạnh hay không thể cầm nắm, thực hiện một hoạt động bình thường nào cả.
► Biến chứng nguy hiểm của bệnh đau khớp cổ tay
Viêm khớp cổ tay nếu không được chữa trị sẽ ảnh hưởng đến những bộ phận xung quanh
► Cách chữa bệnh đau khớp cổ tay
Các phương pháp điều trị dưới đây không phải sẽ phù hợp cho tất cả các trường hợp, nhưng có thể sẽ giúp ích cho bạn:
- Nghỉ ngơi và điều chỉnh hoạt động: Phương pháp điều trị đầu tiên của tình trạng đau cổ tay là để khớp nghỉ ngơi và để tình trạng viêm cấp tính tạm lắng xuống. Nghỉ ngơi là
rất quan trọng nhưng bạn nên thận trọng, bởi bất động quá lâu có thể gây ra cứng khớp. Điều chỉnh các hoạt động hàng ngày của bạn để không gây kích thích khớp và ngăn không làm tình trạng đau cổ tay diễn biến xấu đi.
- Xoa bóp ngón tay, cổ tay để máu được lưu thông tốt hơn, làm giảm triệu chứng nhanh và đồng thời không được nắn bẻ, xoay cổ tay mạnh làm tổn thương gân, khớp cổ tay,….
- Chườm lạnh và chườm nóng: Đây là 2 phương pháp phổ biến để điều trị đau cổ tay. Chườm lạnh thường được dùng cho các chấn thương trong vòng 48 giờ, để làm giảm sưng. Chườm nóng nên được dùng cho các tình trạng mãn tính, để giúp làm mềm mô và thư giãn các mô, kích thích dòng máu. Không nên chườm nóng sau các chấn thương mãn tính. Thời gian chườm lạnh hoặc chườm nóng là không quá 20 phút. Không nên chườm nóng khi đang ngủ.
- Đeo dụng cụ hỗ trợ cổ tay: Dụng cụ bảo vệ cổ tay có thể được sử dụng bởi cả những người vừa bị bong gân cổ tay và những người thường xuyên bị chấn thương cổ tay.
Dụng cụ này có tác dụng hỗ trợ nhẹ nhàng cho việc chuyển động của cổ tay. Dụng cụ hỗ trợ không có tác dụng ngăn chặn các tổn thương nghiêm trọng nhưng có thể sẽ giúp bạn thực hiện được những công việc hàng ngày khi đang hồi phụ sau khi bị bong gân cổ tay.
- Các thuốc chống viêm: Thuốc chống viêm không chứa steroid (NSAIDS) là các loại thuốc kê đơn phổ biến dùng để giảm đau, đặc biệt là với các bệnh nhân bị đau cổ tay có nguyên nhân là do viêm khớp và viêm gân.
- Tiêm cortisone: Cortisone là một loại thuốc mạnh, có tác dụng điều trị viêm. Viêm là vấn đề thường gặp ở các bệnh nhân bị đau cổ tay.
- Phẫu thuật: Một số tình trạng đau cổ tay sẽ yêu cầu phải phẫu thuật. Phẫu thuật nội soi khớp cổ tay là một lựa chọn phẫu thuật thích hợp cho nhiều nguyên nhân gây đau cổ tay
Theo chúng tôi bạn nên khám chuyên khoa khớp để được khám và làm các xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán xác định bệnh từ đó bác sỹ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị và tư vấn cho bạn.
Bạn không nên tự ý điều trị vì thuốc gây nhiều tác dụng không mong muốn ảnh hưởng tới sức khoẻ như viêm loét dạ dày tá tràng, thủng ổ loét dạ dày tá tràng…
Ngoai ra các bạn nên dùng các loại TPCN (thực phẩm chức năng) thuốc xương khớp để phòng và hỗ trợ điều trị các bệnh lý xương khớp hiệu quả an toàn nhất
Xem thêm >>> Thuốc điều trị viêm xương khớp nào an toàn hiêu quả tốt nhất hiện nay
► Bệnh đau khớp cổ tay nên ăn gì
Trà: trà xanh và các loại trà thảo dược có tác dụng thanh lọc cơ thể, kháng viêm rất tốt cho những người bị viêm khớp. Người bị viêm khớp có thể dùng các loại trà thảo dược, trà xanh thay nước lọc hàng ngày.
Nước cũng có tác dụng trong việc tái tạo lớp sụn giữa các khớp xương. 8 ly nước mỗi ngày là cần thiết cho người bị viêm khớp.
Thịt: Các loại thịt màu đỏ không được khuyến khích cho người viêm khớp tuy nhiên hải sản, cá ngừ, cá thu, cá hồi… giàu chất omega 3, omega 6 tốt cho bệnh nhân viêm khớp. Tuy nhiên không nên sử dụng nhiều, 70g protein mỗi ngày là lượng vừa đủ với người bị viêm khớp.
Trứng: Trứng được coi là một sản phẩm hoàn hảo, nhiều chất dinh dưỡng tốt, được khuyên dùng cho bệnh nhân viêm khớp.
Rau quả: Tránh xa các loại rau quả như cà chua, khoai tây và kết bạn với những rau có lá màu xanh thẫm như súp lơ xanh, và các loại có màu da cam như bí ngô. Các loại gia vị như ngừng, nghệ, hành và tỏi tốt cho bệnh nhân viêm khớp.
► Bệnh đau khớp cổ tay không nên ăn gì
Muối: Muối được các chuyên gia khuyến cáo là không nên sử dụng cho người bị viêm khớp. Để hạn chế muối trong bữa ăn cách tốt nhất nên tập thói quen nấu các món ăn mà không dùng muối. Ngoài ra đồ ăn nhanh cũng không nên sử dụng bởi trong đồ ăn nhanh thường sử dụng rất nhiều muối.
Cà phê: Người bị bệnh viêm khớp không nên uống cà phê, vì chất cafein có trong cà phê sẽ khiến cho bệnh viêm khớp của bạn trở nên tồi tệ hơn.
Soda: nói không với soda sẽ làm cho những cơn đau nhức do viêm khớp không tăng nặng thêm.
Bột mì: Bạn không nên ăn bột mì dưới bất kì hình thức nào, bởi bột mì sẽ tình trạng viêm khớp của bạn tăng lên.
Sữa và các sản phẩm từ sữa như fomat,…không nên sử dụng cho các trường hợp viêm khớp.
► Liên hệ ngay với chúng tôi để được B.sĩ, Th.sĩ Phan Đăng Bình tư vấn sức khỏe và sản phẩm tốt hơn.
>>> Hotline: 0978 307 072
>>> Hoặc gửi tin nhắn qua liver chát cho chúng tôi.
>>> Linke fanpage của chúng tôi để cập nhật những tin bài mới nhất hàng ngày. https://www.facebook.com/bncmedipharm.vn/
Nguồn: BNC medipharm.vn
----------------------------------------------------------------------------------------
Bài liên quan:
>>> Tổng quan về bệnh khớp và cách điều trị bệnh viêm khớp
>>> Thuốc chữa điều trị bệnh viêm khớp hiệu quả tốt nhất của Mỹ
>>> Sai lầm trong việc điều trị viêm khớp khiến bệnh bạn càng nặng hơn
>>> Tổng quan về viêm khớp mắt cá chân và những điều cần lưu ý