Cam kết
hàng chính hãng 100%
Tư vấn sức khỏe,
sản phẩm 24/7
Giao Hàng
Toàn Quốc
Thanh Toán
Khi Nhận Hàng

Thoát vị đĩa đệm có lắc vòng được không - Sự thật từ chuyên gia

Thoát vị đĩa đệm có lắc vòng được không là câu hỏi mà chúng tôi nhận được nhiều nhất từ bạn đọc gửi về cho chuyên mục trong tuần qua. Chính vì thế, bài viết hôm nay chúng tôi muốn chia sẽ đến bạn đọc những thông tin liên quan đến vấn đề trên. Cùng tìm hiểu nhé!

► Thoát vị đĩa đệm có lắc vòng được không?

Thoát vị đĩa đệm là bệnh lý rất phổ biến trong cuộc sống hiện nay, đây là hiện tượng đĩa đệm bị dịch chuyển ra khỏi vị trí bên trong đốt sống, hiện tượng này thường xảy ra sau các tác nhân sang chấn hoặc trên nền đĩa đệm bị thoái hóa, nứt rách, và trên lâm sàng thường biểu hiện chứng đau về thần kinh. Thoát vị đĩa đệm cột sống là một nguyên nhân phổ biến gây đau cột sống cổ, cột sống thắt lưng cũng như đau chân tay. Người bị thoát vị đĩa đệm bị ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh hoạt, khả năng vận động của bệnh nhân cũng bị giảm sút rõ rệt. Với khả năng vận động giảm sút như vậy, người bị thoát vị đĩa đệm không nên lắc vòng vì thoát vị đĩa đệm thường hay xảy ra ở cột sống thắt lưng, ngay trên hông nên các động tác vặn người sẽ khiến cho đĩa đệm thoát vị nhanh hơn mức bình thường.

Hiện nay có nhiều bộ môn tốt cho bệnh nhân thoát vị đĩa đệm như yoga, dưỡng sinh, bơi lội, đạp xe,… Tuy nhiên với môn lắc vòng thì bạn nên tránh. Mặc dù lắc vòng rất tốt cho người đau lưng vì giúp các cơ lưng giãn ra. Nhưng áp lực đè lên lưng khi thực hiện các bài tập lắc vòng sẽ không tốt cho bệnh nhân thoát vị đĩa đệm. 
Do đó bạn nên tham khảo các phương pháp luyện tập khác có hiệu quả tốt hơn.

Thoát vị đĩa đệm không nên lắc vòng
Thoát vị đĩa đệm không nên lắc vòng


Xem ngay: >>> 10 người được cả 10, Chữa bệnh phồng đĩa đệm không tác dụng phụ‎

► Các môn thể thao tốt cho những người thoát vị đĩa đệm

 

1. Bơi:

 

20 -30 phút bơi mỗi ngày có tác dụng giúp các gân cơ, khớp xương được thư giãn, giảm áp lực tác động lên phần đĩa đệm bị lồi ra giúp giảm cơn đau nhức nhanh chóng. Bơi lội tuy là môn thể thao khá an toàn, hạn chế các chấn thương cột sống. Tuy nhiên, không nên tập quá sức, bơi quá lâu mà chỉ nên kiên trì tập luyện mỗi ngày để đạt được kết quả tốt nhất. Trong quá trình điều trị bệnh không được có tâm lý nóng vội, nhanh chóng sẽ gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe.

2. Đi bộ:

Đều đặn mỗi ngày đi bộ 30-45 phút sáng, chiều hoặc có thời gian đi cả hai buổi là bài tập điều trị bệnh đau lưng, thoát vị đĩa đệm cực kỳ đơn giản và dễ dàng, bất kỳ ai cũng có thể áp dụng. Mới đầu đi chậm sau đi nhanh hơn, bước đi nhanh nhưng nhẹ nhàng, dứt khoát. Hít thở bằng mũi sau đó nhẹ nhàng thở ra bằng miệng, điều hòa nhịp thở sao đúng để cơ thể không bị mất sức. Lưu ý tư thế đúng khi đi bộ: đầu thẳng hướng về phía trước, thẳng lưng, vai và cánh tay thoải mái, đánh tay tự nhiên nhẹ nhàng.
 

Đi bộ tốt cho người bị thoát vị đĩa đệm
Đi bộ tốt cho người bị thoát vị đĩa đệm

3. Bài tập tại chỗ:

 

Bài 1:

 

- Nằm thẳng trên giường hoặc trên một mặt phẳng.

 

- Hai đầu gối co lên, hai bàn chân đặt trên mặt phẳng đó, điều chỉnh sao cho phần xương cột sống thắt lưng chạm xuống mặt sàn, hóp bụng.

 

- Giữ nguyên tư thế đến khi nào mỏi thì thả lỏng về trạng thái ban đầu sau đó tiếp tục thực hiện tương tự. Tập luyện trong khoảng 15-20 phút.

 

Bài 2:

 

- Nằm thẳng, co hai đầu gối, hóp bụng, lấy sức nâng mông lên cao, hai tay để thẳng, chú ý thẳng phần lưng.

 

- Khi cơ thể mỏi người bệnh có thể nghỉ ngơi, quay về trạng thái ban đầu, sau đó tiếp tục làm tương tự.

 

Hai bài tập trên đều có tác dụng co giãn phần xương cột sống, các cơ dây chằng vùng thắt lưng, giúp giảm đau hiệu quả, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho phần đĩa đệm bị chệch ra thu về vị trí ban đầu. Tuy nhiên, người bệnh cần kiên trì tập luyện hàng ngày để đạt được kết quả.

 

► Các môn thể thao cần tránh với người thoát vị đĩa đệm

 

1. Chạy bộ:

 

Đĩa đệm có tác dụng như một bộ phận giúp giảm xóc. Khi bạn chạy liên tục, toàn bộ trọng lượng trong cơ thể sẽ dồn vào chân và thắt lưng, gây ra căng thẳng tới đĩa đệm. Chạy bộ sẽ làm tăng mức độ nghiêm trọng và triệu chứng thoát vị đĩa đệm cột sống lưng của người bệnh.

 

2. Nâng tạ:

 

Động tác cúi xuống và nâng tạ lên sẽ gây sốc cho cột sống, động tác nằm ngửa và đẩy tạ lên cũng có thể khiến cho bệnh trầm trọng hơn bởi các triệu chứng đau dồn dập. Do đó, tốt nhất hãy tránh xa các động tác nâng và đẩy tạ vì nó gây quá tải cho cột sống vốn đang bị yếu của bạn.

 

3. Động tác vặn người:

Thoát vị đĩa đệm thường hay xảy ra ở cột sống thắt lưng, ngay trên hông nên  các động tác vặn người sẽ khiến cho đĩa đệm thoát vị nhanh hơn mức bình thường.

4. Giữ thẳng chân:

Các bài tập đòi hỏi phải giữ cho đôi chân thẳng sẽ làm gia tăng thêm áp lực lên cột sống. Do đó, người bị thoát vị đĩa đệm cần phải tránh hoàn toàn các bài tập như động tác nằm ngửa, duỗi thẳng hai chân lên hoặc động tác cúi xuống để các ngón tay chạm mũi chân và giữ cho chân thẳng.
 

5. Động tác tập riêng chân:

 

Lời khuyên dành cho người bị bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống đó chính là không nên tập máy tập chân. Đối với các bài tập nhấn mạnh vào đôi chân có thể sẽ làm cho bệnh trầm trọng thêm tình trạng đau do thoát vị đĩa đệm. Hay đơn giản là các động tác co hoặc đẩy đôi chân cũng sẽ làm gia tăng thêm áp lực vùng đốt sống ở cùng cụt.

 

6. Động tác ngồi xổm:

 

Ngồi xổm là tư thế tăng các lực nén lên phần cột sống và đĩa đệm. Ngồi xổm lâu sẽ khiến phần đĩa đệm bị chèn ép lâu, không hấp thụ được chất dinh dưỡng cũng là nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm, ảnh hưởng đến cột sống gây đau lưng.

► Các phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm

1. Điều trị theo Tây Y

Điều trị bằng thuốc uống

Tây y trước nay là phương pháp nhiều người chọn lựa để điều trị các chứng bệnh thường gặp. Thoát vị đĩa đệm điều trị bằng Tây y như thế nào ? Nội dung dưới đây sẽ tổng hợp chi tiết.

Trên thị trường có khá nhiều loại thuốc tây điều trị thoát vị đĩa đệm. Tuỳ theo tình trạng bệnh, các bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định bệnh nhân sử dụng loại nào. Các loại thuốc hiện nay được chia thành 4 loại chính:

- Nhóm thuốc giảm đau: thuốc có tác dụng giảm đau tác dụng sâu, tác động chuyên biệt đến khu vực cột sống và hệ xương khớp.

- Nhóm thuốc chống viêm: Thuốc chống viêm không steroid (các thuốc NSAID) như: aspirin, indomethacin, diclofenac, ibuprofen… dùng điều trị các bệnh viêm khớp, đau lưng, thoát vị đĩa đệm…

- Nhóm thuốc bổ xương khớp: Thuốc bổ xương khớp bao gồm các dạng vitamin hoặc thực phẩm chức năng hỗ trợ tăng cường sức khỏe cho xương và cột sống. Ví dụ: vitamin nhóm B, C, D, thuốc bổ sung canxi…

- Nhóm thuốc giãn cơ: Các nhóm thuốc giãn cơ thường được chỉ định trong điều trị các bệnh lý do nguyên nhân tổn thương thần kinh trung ương, trong đó có thoát vị đĩa đệm.Những thuốc giãn cơ thường dùng cho bệnh nhân thoát vị đĩa đệm là Mydocal, Myonal.

Thuốc tây điều trị thoát vị đĩa đệm
Thuốc tây điều trị thoát vị đĩa đệm

Chữa thoát vị bằng cách tiêm màng cứng

Giải pháp này giúp giảm đau, sưng viêm vùng thoát vị nhanh chóng. Đồng thời, nó giúp giảm áp lực cho các dây thần kinh và đĩa đệm. Tiêm ngoài màng cứng thường được sử dụng cho những người ở giai đoạn nặng những vẫn chưa đủ sức khỏe để phẫu thuật.

Điều trị bằng phương pháp phẫu thuật

Phương pháp phẫu thuật thường được chỉ định đối với những người bệnh bị đau quá mức, liệt chi, điều trị bằng các loại thuốc giảm đau nhưng không có tác dụng…. với mục đích kéo giãn cột sống, giải phóng rễ thần kinh bị chèn ép, đưa đĩa đệm về đúng vị trí của nó.

2. Điều trị theo đông y

Bài thuốc uống từ thảo dược

- Bài thuốc từ cây đau xương

Ngâm rượu: Lấy thân dây đau xương thái nhỏ, đem sao vàng và cho vào bình. Đổ ngập rượu, uống 3 lần/ngày

Bên cạnh đó, bạn có thể đem sắc lấy nước uống hàng ngày

- Bài thuốc từ lá lốt

Cách 1: Lá lốt phơi sắc lấy nước uống 2 lần mỗi ngày, sau khi ăn.

Cách 2: Lá lốt 12g, dây chìa vôi 12g, hoàng lực 12g, rễ cỏ xước 12g, rễ quýt rừng 12g, đơn gối hạc 12g. Sắc uống nước mỗi ngày.

Cách 3: rễ si 16g, lá lốt 20g, cỏ xước 20g, cẩu tích 20g, rễ quýt rừng 16g, hy thiêm 20g, cà gai leo 12g, thiên niên kiện 10g. Sắc uống nước mỗi ngày.

- Bài thuốc từ cây huyết đằng

Cách 1: Hy Thiêm, Huyết Đằng, Thổ Phục Linh, Rễ Vòi mỗi vị 16g; Huyết Dụ mỗi vị 10g, Sinh Địa Ngưu Tất, mỗi vị 12g; Nam Độc Lực, rễ cây cúc Ảo, rễ Cà Gai Leo. Mỗi ngày sắc một thang để uống.

Cách 2: Huyết Đằng 20g, Cẩu Tích, Cốt Toái Bổ, Ngưu Tất, Tỳ Giải, mỗi vị 20g, Bạch Chỉ 4gThiên Niên Kiện 6g. Sắc lấy nước uống có tác dụng chữa đau nhức rất hiệu quả


Điều trị bằng châm cứu

Châm cứu là một trong các phương pháp điều trị bảo tồn đĩa đệm trong y học cổ truyền.Phương pháp này áp dụng được với hầu hết các bệnh xương khớp và mang lại hiệu quả khá tốt.

Châm cứu giải phóng các nguồn năng lượng của cơ thể bằng cách kích thích vào các huyệt đạo. Các nhà khoa học cho rằng các đầu kim làm cơ thể giải phóng hoocmôn endorphin – loại hoocmôn coi như thuốc giảm đau tự nhiên và có thể làm tăng lưu lượng máu, thay đổi hoạt động của não bộ, vì vậy có tác dụng giảm đau hơn bất kì loại thuốc tây nào.

Điều trị bằng châm cứu
Điều trị bằng châm cứu

Điều trị bằng xoa bóp bấm huyệt

Kỹ thuật bấm huyệt chữa bệnh nói chung và chữa bệnh thoát vị đĩa đệm được sử dụng khá phổ biến hiện nay.

Tùy vào chứng bệnh và độ nặng nhẹ của người bệnh mà họ được sử dụng các kỹ thuật như xoa bóp, day miết, nắn bóp, bấm huyệt… Trong những kỹ thuật này, bấm huyệt được coi là khó nhất bởi nó có thể giúp giảm tắc nghẽn của huyệt vị đó, khiến giảm nguy cơ biến chứng và giúp người bệnh đi lại bình thường.

3. Sử dụng Bi-JCare điều trị thoát vị đĩa đệm hiệu quả

Hiện nay, trên thị trường có những TPCN có thể tái tạo sụn khớp vô cùng hiệu quả. Để có thể cung cấp dinh dưỡng cho sụn và tái tạo chất nhờn cho khớp bạn nên bổ sung Bi-JCare mỗi ngày. Đối với những ai sau khi chấn thương hay đặc thù công việc khiến các sụn khớp bị mất dần đi, thì Bi-JCare là lựa chọn hoàn hảo để giúp tái tạo sụn khớp và còn giúp tăng cường các khớp xương được chắc khỏe trở lại.

Bi-JCare là công thức kết hợp đặc biệt giữa các hợp chất quan trọng nhất để khắc phục tình trạng bệnh lý của xương khớp, kiến tạo, tăng cường và chăm sóc sức khỏe hệ xương khớp. Glucosamine, Chondroitin sulfat, Type II Collagen, Hyaluronic acid, Boswellia Extract, MSM và bột rễ gừng và các muối khoáng, vi lương tạo ra một sản phẩm siêu cường dinh dưỡng khớp, bôi trơn các khớp xương, hỗ trợ cấu trúc của xương, sụn, da và các mô khác trong cơ thể.

Bi-JCare có thể sử dụng cho các đối tượng là người bắt đầu thấy xuất hiện các dấu hiệu sưng, nóng đỏ, đau các khớp, thoát vị đĩa đệm, dấu hiệu lão hóa của xương khớp như: đau âm ỉ, mỏi các khớp, đau nhức thường xuyên xuất hiện và tăng khi vận động hay thay đổi tư thế.
 

bi-jcare

Tác dụng lợi ích sức khỏe của Bi-jcare

 – Bi-Jcare giúp nuôi dưỡng sụn khớp, tạo chất nhờn, tăng độ bền và dẻo dai cho khớp, tăng sức mạnh liên kết cơ-gân-sụn khớp.

 – Bi-Jcare là một trị liệu lý tưởng cho viêm bao hoạt dịch, viêm xương khớp cấp và mãn, viêm khớp dạng thấp, viêm đa khớp và thoái hóa khớp ..

 – Giảm đau xương khớp cấp và mãn tính.

 – Giúp phòng ngừa và làm chậm quá trình thoái hóa xương khớp.

 – Hỗ trợ điều trị cơ bản bệnh thoái hóa khớp, còi xương, loãng xương và cải thiện lượng can-xi;

 – Tăng tính vững bền của collagen nội bào, duy trì tính đàn hồi của mô liên kết.

 – Củng cố bao hoạt dịch, tăng cường sức bên của hệ dây chằng nên hỗ trị điều trị thoát vị đĩa đệm đốt sống lưng, cổ….

► Biện pháp phòng tránh thoát vị đĩa đệm

- Tập thể dục và duy trì lối sống lành mạnh

Tập thể dục mang lại nhiều tác dụng đối với tất cả mọi người. Rèn luyện thường xuyên giúp bạn chống lại mọi bệnh tật, tăng sức đề kháng, giữ tinh thần lạc quan vui vẻ.

Riêng với bệnh nhân thoát vị đĩa đệm, tập thể dục sẽ giúp tăng cường các cơ quanh vùng cột sống nên có tác dụng giảm đau hiệu quả.

Tạo lập thói quen tập thể dục 30 phút mỗi ngày là điều các bác sĩ khuyên người bệnh nên áp dụng.

Bạn có lựa chọn những môn thể thao phù hợp như: đi bộ, bơi lội, yoga… theo tình trạng sức khỏe của bản thân.

Bên canh đó, việc tập thể dục mỗi ngày còn làm tăng sự sức mạnh và tính linh hoạt cho cơ bắp, các khớp sụn giúp ngăn ngừa tổn thương trên đĩa đệm và những vùng xương khớp khác.

Tập thể dục hàng ngày là điều nên làm. Tuy nhiên, không phải tập thế nào tùy thích mà nên có một chế độ nhất định phù hợp với thể trạng của bản thân.

Một số nghiên cứu cho biết, một số bài tập đòi hỏi nhiều sức lực gây nguy cơ làm tăng áp lực lên đĩa đệm và làm phản tác dụng.

- Duy trì trọng lượng cơ thể

Béo phì là một trong những nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm thắt lưng ở con người. Cách tốt nhất để loại trừ nguyên nhân này là giữ cân nặng ở mức ổn định.

Trong trường hợp cân nặng quá mức thì cách tốt nhất là giảm cân bằng cách tập thể dục đều đặn mỗi ngày

Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần kết hợp với lối sống lành mạnh và chế độ ăn uống hợp lí. Tuyệt đối không nên bỏ bữa.

Trong thực đơn ăn uống hàng ngày, nên bổ sung nhiều trái cây và rau củ, carbohydrate lành mạnh như: đậu, lúa mì, gạo nâu; chất béo lành mạnh như: các loại hạt, dầu ô liu và thực phẩm có chứa canxi để tăng cường sức khỏe xương khớp.

- Bỏ thuốc lá

Thuốc lá hay các chất kích thích khác đặc biệt gây hại đến sức khỏe xương khớp. Hút thuốc lá làm giảm lưu lượng oxy cho đĩa đệm và ngăn cản chúng hấp thụ các chất dinh dưỡng cần thiết như canxi để hệ xương khớp luôn chắc khỏe và hoạt động bình thường. Với người bị thoát vị thì càng làm tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn.

- Nâng đồ vật đúng tư thế

Việc nâng vật nặng sai tư thế là nguyên nhân gây chệch đĩa đệm.

Khi nâng vật lên, người bệnh cần chú ý thực hiện đúng tư thế và giữ vật gần cơ thể để giảm áp lực trên vùng lưng, cột sống và đĩa đệm.

Trong bất kì một hoạt động nào, bạn cũng cần thực hiện đúng tư thế. Nếu bạn đang đứng hoặc đi bộ, hãy đứng thẳng. Nếu bạn phải ngồi, dùng gối mềm để kê sau lưng, bàn chân tiếp xúc với sàn nhà, đầu gối vuông góc với nền nhà.

Nếu công việc đòi hỏi phải ngồi cố định trong thời gian dài, hãy thường xuyên đứng dậy và đi lại, vận động nhẹ trong phòng. Tuyệt đối tránh nghiêng người về phía trước hoặc ngủ gục dưới bàn.

- Thăm khám định kỳ

Các chuyên gia khuyên rằng, mọi người nên khám sức khỏe định kì 6 tháng 1 lần. Thường xuyên theo dõi sức khỏe bản thân sẽ giúp bạn sớm phát hiện những chứng bệnh có thể mắc phải và kịp thời điều trị

Riêng đối với người bệnh đang có dấu hiệu hoặc có thể là đối tượng của thoát vị đĩa đệm cũng cần quan tâm, theo dõi và điều trị nếu cần thiết.

Mong rằng với những giải đáp thắc mắc thoát vị đĩa đệm có lắc vòng được không? và những bài tập giúp hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả sẽ giúp bạn điều trị được căn bệnh này. Kính chúc bạn đọc luôn mạnh khỏe. Cảm ơn các bạn đã theo dõi.

Xem video: 10 nguyên nhân thoát vị đĩa đệm đáng sợ nhất trong sinh hoạt hàng ngày

 


Xem video: 07 Triệu chứng của thoát vị đĩa đệm và các phương pháp điều trị bệnh từng giai đoạn.
 


_____________________________
Bài liên quan:
>>> 
Thoát vị đĩa đệm có cần mổ không? Những điều có thể bạn chưa biết  
>>> Thoát vị đĩa đệm có mấy giai đoạn? Giai đoạn nào nguy hiểm nhất? 
>>> 05 bệnh viện khám thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng uy tín nhất hiện nay

Các tin khác