Cam kết
hàng chính hãng 100%
Tư vấn sức khỏe,
sản phẩm 24/7
Giao Hàng
Toàn Quốc
Thanh Toán
Khi Nhận Hàng

Chứng nhận - Giải thưởng

Khô sụn khớp nên ăn gì đễ hỗ trợ tốt nhất cho quá trình điều trị của người bệnh?

Khô sụn khớp nên ăn gì để hỗ trợ tốt nhất cho quá trình điều trị của người bệnh? Trong bài viết này, bạn sẽ nắm được chế độ dinh dưỡng phù hợp cho người bệnh khô khớp để đem lại hiệu quả chữa trị tốt nhất.

Khô sụn khớp là căn bệnh phổ biến ở những người từ 50 tuổi trở đi. Đây là tình trạng lớp dịch nhờn tại các khớp háng, khớp gối, khớp vai… bị khô dần theo thời gian. Khi khớp bắt đầu có dấu hiệu thoái hóa, dịch nhầy giảm tiết, phản ứng đầu tiên của cơ thể là sụn khớp phì đại, mất đi sự trơn tru, sụn mỏng dần và hai đầu xương trơ ra, cọ xát vào nhau làm người bệnh đau đớn, nhất là khi vận động. Nặng hơn, các khớp cứng lại, sưng lên, tràn dịch khớp, khe khớp ngày càng hẹp dẫn đến lệch trục khớp khiến bệnh nhân đối diện nguy cơ bị tàn phế suốt đời.
 

Sụn khớp bị khô
Sụn khớp bị khô​

 

Xem ngay: >>> Thuốc tái tạo sụn khớp của Mỹ được chuyên gia đánh giá cao 

 

► Vì sao bị khô sụn khớp?

Nguyên nhân gây khô sụn khớp là do tuổi tác. Và đây là điều không thể tránh khỏi ở tất cả người bệnh. Bởi vì tình trạng thoái hóa xương khớp diễn ra theo một lẽ tự nhiên. Càng lớn tuổi thì xương khớp càng yếu và mất dần chức năng. Quá trình tái tạo sụn bọc khớp và sản xuất dịch bôi trơn cũng diễn ra không hiệu quả. Nguyên nhân tiếp theo nữa là do các chấn thương, va chạm trong quá trình sinh hoạt, làm việc của người bệnh. Bởi vì sau các chấn thương, có thể các khớp xương bị nứt, vỡ và khiến lượng dịch bị tràn ra bên ngoài.

Khi dịch khớp bị suy giảm không đủ để nuôi dưỡng, sụn khớp sẽ dần trở nên mòn mỏng, xù xì, thô ráp… để lộ lớp xương dưới sụn và khiến chúng cọ sát trực tiếp với nhau khi vận động và kéo theo sự hình thành các ụ xương, gai xương.

Các gai xương này lại cọ sát lên lớp màng ở đầu xương, gây đau và làm phát ra tiếng lạo xạo, lục khục khi cử động khớp gối. Những người thường hay mắc chứng khô khớp là người sử dụng nhiều chất kích thích, bia, rượu, hút thuốc lá; người ăn uống thiếu dinh dưỡng; người béo phì; người thường xuyên lao động nặng hoặc ở những người bị thay đổi hormon…

► Bệnh khô sụn khớp nên ăn gì?

1. Bị bệnh khô sụn khớp nên ăn các nhóm chất nào?

Khi cơ thể được bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cơ thể cũng sẽ khỏe mạnh, sức đề kháng và hệ miễn dịch tăng lên, sự tổng hợp và làm lành các tổn thương cũng sẽ tốt hơn. Vì thế để biết bệnh khô khớp nên ăn gì, thì chúng ta nên xác định nhóm chất nào được phép sử dụng và tốt nhất cho người bệnh:

Nhóm chất người bị khô sụn khớp nên bổ sung
Nhóm chất người bị khô sụn khớp nên bổ sung

Người bệnh khô khớp muốn quá trình điều trị bệnh hiệu quả hơn nên bổ sung những nhóm chất sau:

- Nhóm thực phẩm giàu protein: Thịt đỏ, cá, tôm, cá hồi,... là những thực phẩm bổ sung nhiều protein giúp ích cho quá trình tái tạo mô của cơ thể.

- Nhóm thực phẩm giàu Vitamin: Các loại rau củ, trái cây chứa nhiều vitamin A, vitamin C, vitamin B và B12, vitamin D.

- Nhóm thực phẩm chứa các vi chất: Sắt, kẽm, canci, đồng, magie... rất có lợi cho quá trình điều trị bệnh khô khớp.

 

2. Khô sụn khớp nên ăn các loại thực phẩm nào?

Theo các chuyên gia khoa xương khớp, khi bị khô sụn khớp người bệnh nên ăn một số loại thực phẩm sau để bổ sung những nhóm chất cần thiết như:

- Thực phẩm cung cấp can xi:

Đây là dinh dưỡng đầu tiên cần quan tâm cho mọi loại bệnh xương khớp nói chung. Mỗi bộ phận có một yêu cầu riêng về dinh dưỡng cần thiết nhất, đối với xương khớp, đó là canxi. Sự thiếu hụt dưỡng chất này sẽ dẫn tới các chứng bệnh gout, thoái hóa khớp, cứng khớp, khô khớp…

Các loại thực phẩm giàu canxi: cá, trứng, sữa, hạnh nhân, hạt vừng, đậu phụ, đậu cove…

- Khô sụn khớp nên ăn cà chua:

Với hàm lượng vitamin đa dạng và đầy đủ của trái cà chua chín, loại thực phẩm này mang lại nhiều tác dụng hơn chúng ta nghĩ. Cà chua cung cấp một lượng collagen lớn, ngăn chặn tích cực quá trình lão hóa trong cơ thể, trong đó có cả lão hóa khớp. Điều này khiến cho cà chua có tác dụng phòng ngừa bệnh rất hiệu quả.

Ngoài ra, chất aspirin có trong quả cà chua còn có thể giúp bệnh nhân giảm đau và kháng viêm, tuy không thể tác dụng thay thế các loại thuốc Tây y cùng chức năng, nhưng có thể hỗ trợ giảm lượng tiêu thụ các loại thuốc có thể gây nhiều tác dụng phụ cho cơ thể này.

Vì thế, cà chua vừa có thể dùng để phòng ngừa, lại vừa sử dụng trong quá trình điều trị bệnh và luôn đảm bảo mức độ an toàn. Đương nhiên loại cà chua mà bạn lựa chọn phải đảm bảo được về nguồn gốc cũng như vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Các loại ngũ cốc:

Ngũ cốc sẽ mang lại một hàm lượng dồi dào các loại protein, vitamin, khoáng chất, chất xơ… rất đa dạng và phong phú, bổ sung và cân bằng hệ dinh dưỡng trong cơ thể, tăng cường hệ miễn dịch và đẩy lùi lão hóa.

Trong các loại ngũ cốc này, người bệnh nên chú tâm đến đậu nành. Món thực phẩm này có thể kích thích quá trình tự sản sinh collagen tự nhiên tại sụn khớp, giúp khớp trở nên linh hoạt và giảm bớt sự khô cứng khớp.

Các loại ngũ cốc
Các loại ngũ cốc

- Nấm và mộc nhĩ:

Những thực phẩm có khả năng cho phép chế biến đa dạng hình thức này không chỉ mang lại những món ăn hấp dẫn và thơm ngon, mà còn hỗ trợ phòng ngừa bệnh xương khớp hết sức hiệu quả. Hàm lượng vitamin D dồi dào mà dạng thực phẩm này cung cấp sẽ là cơ sở để chuyển hóa tốt canxi từ thực phẩm cho cơ thể hấp thụ. Nấm giúp kháng viêm, chống viêm tốt, vì thế nó cũng được áp dụng trong cả điều trị bệnh khô khớp gối.

- Sữa và các loại chế phẩm:

Sữa không chỉ được tính là thực phẩm giàu canxi cần thiết cho việc phục hồi bệnh xương khớp, mà ngoài ra, sữa cũng các sản phẩm từ sữa còn cung cấp vô cùng đa dạng các chất dinh dưỡng khác, mang lại sức khỏe cân bằng cho quá trình điều trị bệnh.

- Khô sụn khớp nên ăn nhiều các loại rau  xanh và các loại hoa quả:

Rau xanh cung cấp chủ yếu là chất xơ cho cơ thể, giúp hệ tiêu hóa phát triển tốt hơn, nhờ vậy quá trình hấp thu chuyển hóa đa dạng các chất mới có thể diễn ra ổn định và hiệu quả. Bạn nên ưu tiên đến món rau cải xanh, cải ngọt, cải thìa, cải chít, cải bắp… vì nó cung cấp một lượng vitamin K rất đầy đủ cho sự cần thiết của cơ thể mỗi ngày. Vitamin K giúp tăng mật độ xương, hỗ trợ phát triển một hệ xương khớp khỏe mạnh hơn.

Hoa quả sẽ mang lại nguồn vitamin dồi dào. Bạn sẽ nên ưu tiên lựa chọn một số loại quả sau đây để sử dụng thay thế thường xuyên với nhau:

+ Cam, chanh, bưởi, dứa, đu đủ chứa nhiều vitamin C, đồng thời cũng giúp cơ thể và các vị trí tổn thương có khả năng tự kháng viêm khá hiệu quả, nên áp dụng tích cực trong quá trình điều trị.

+ Trái bơ: là một thực phẩm vốn được các chị em phụ nữ rất quan tâm trong lĩnh vực làm đẹp, vì khả năng kích thích sản xuất collagen tự nhiên của nó. Trái bơ đương nhiên cũng đồng thời kích thích sản sinh collagen ở các mô sụn, bồi dưỡng trở lại các tế bào và phục hồi dần tình trạng khô khớp.

+ Chuối: chứa kali dồi dào, là một trong những chất quan trọng nhất cho sự phát triển của xương khớp. Kali có khả năng ngăn chặn sự tụt giảm, biến mất của canxi – là người đồng hành của canxi trong cơ thể.

Khô sụn khớp nên ăn nhiều các loại rau  xanh và các loại hoa quả
Khô sụn khớp nên ăn nhiều các loại rau  xanh và các loại hoa quả

- Giá đỗ:

Trong giá đỗ, các nhà nghiên cứu có thể tìm thấy lượng phytoestroen vô cùng phong phú và dồi dào. Đây còn được gọi là hormone estrogen thực vật, vừa hỗ trợ quá trình làm chậm lão hóa cơ thể, ngăn chặn hiện tượng loãng xương ở người già và phụ nữ trong giai đoạn mãn kinh.

- Trà xanh:

Nổi tiếng là loại thực phẩm chống oxy hóa cho cơ thể, trà xanh còn có thể cung cấp vitamin hỗ trợ quá trình điều trị tích cực. Tuy nhiên bạn cũng nên lưu ý về lượng trà xanh sử dụng cho mỗi ngày, không phá quá đặc và không uống quá 3 cốc. Trà xanh có thể gây hiện tượng mất ngủ, khó thở… nếu ta sử dụng quá nhiều.

- Xương ống:

Trong xương ống của heo, bò... có chứa chất chondrotin và glucosamin, chính là các chất tự nhiên có chứa ở tròn sụn. Vì thế những món ăn hầm từ xương rất tốt cho những người bị bệnh khô khớp.

- Các loại gia vị:

ớt, tiêu, lá lốt, gừng có vị cay nồng có công dụng kháng viêm, giảm đau rất tốt, vì thế người bị khô khớp nên sử dụng, tuy nhiên chỉ dùng ở mức độ vừa phải, không nên lạm dụng sẽ gây ra tác dụng không mong muốn.

Các loại gia vị
Các loại gia vị

- Rượu vang:

Sử dụng rượu vang đều đặn sẽ làm giảm 50% những triệu chứng của suy thoái khớp, sử dụng đều đặn mỗi ngày có thể ngăn ngừa bị thoái hóa.

3. Các món ăn trị bệnh khô sụn khớp

Để chữa khô sụn khớp, ngoài các phương pháp điều trị bài bản theo chuyên môn y khoa, bạn cần bổ sung nhiều dưỡng chất có lợi cho khớp. Dưới đây là 2 món ăn kết hợp để trị bệnh khô khớp:

- Món ăn 1: Canh đậu tương nấu hồng trà

Chuẩn bị: 30g đậu tương, 2g hồng trà.

Chế biến: Nấu chín đậu tương, lấy nước cho hồng trà vào đun sôi. Dùng nước canh đậu tương uống 3 lần trong ngày. Và ăn đậu tương đã chín vào các bữa chính. Món ăn này giúp giảm đau do khô khớp rất hiệu quả.

- Món ăn 2: Canh bí xanh hầm xương

Chuẩn bị: 500g bí xanh, 250g xương sườn lợn.

Cách nấu: Chần xương qua nước để loại bỏ nước bẩn, sau đó đem xương cho vào nồi nước hầm trong khoảng 30 phút. Bí xanh sau khi gọt bỏ vỏ, cho vào nồi hầm xương nấu thêm khoảng 5 phút thì tắt bếp. Lưu ý không nêm hoặc hạn chế nêm muối.

Canh bí xanh hầm xương
Canh bí xanh hầm xương

► Bệnh khô sụn khớp nên kiêng ăn gì?

- Nội tạng động vật: Nội tạng động vật là một trong những loại thực phẩm được khuyến cáo nên sử dụng càng ít càng tốt, bởi vì nó chứa rất nhiều cholesterol gây ảnh hưởng không tốt đến bệnh khô khớp, thoái hóa khớp và bệnh tim mạch.

- Những thực phẩm có thể làm tăng mỡ máu như: thịt mỡ, bánh kẹo, xúc xích, dăm bông... những thực phẩm này đều không tốt đối với người mắc bệnh lý về khớp, khô khớp, viêm khớp, thoái hóa khớp.

- Cách chế biến món ăn: Bên cạnh việc lựa chọn loại thực phẩm tốt đối với sức khỏe thì người bệnh cũng nên chú ý đến việc chế biến món ăn có lợi cho sức khỏe nhất như hấp, luộc, xào ít dầu mỡ, hạn chế ăn thức ăn nướng, chiên, rán.

- Thực phẩm chứa nhiều fructozo và purin như cà muối, dưa muối, thịt gia súc, thịt lợn, gan...

- Hạn chế đồ uống có cồn: Những người mắc bệnh lý về xương khớp đặc biệt cần hạn chế tuyệt đối các thức uống chứa cồn hay chất kích thích như bia, rượu, cà phê, đồ uống có ga...

► Hỗ trợ chữa khô sụn khớp gối bằng thực phẩm chức năng Bi-JCare

Để điều trị chứng khô sụn khớp, Ngoài bổ sung canxi, vitaminD, vitamin K, vitamin B6 và B12, magiê, acid folic... từ một số thực phẩm vào chế độ ăn uống hằng ngày. Đồng thời sử dụng các sản phẩm bổ xương khớp,  chống thoái hóa khớp có chứa các thành phần của sụn khớp như Glucosamin, Axit Hyaluronic, Collagen type 2, Chondroitin. Điển hình như sản phầm Bi-JCare hỗ trợ điều trị các bệnh lí về xương khớp, cung cấp dinh dưỡng cho sụn và tái tạo chất nhờn cho khớp bạn nên bổ sung Bi-JCare mỗi ngày.

Bi-JCare là công thức kết hợp đặc biệt giữa các hợp chất quan trọng nhất để khắc phục tình trạng bệnh lý của xương khớp, kiến tạo, tăng cường và chăm sóc sức khỏe hệ xương khớp. Glucosamine, Chondroitin sulfat, Type II Collagen, Hyaluronic acid, Boswellia Extract, MSM và bột rễ gừng và các muối khoáng, vi lương tạo ra một sản phẩm siêu cường dinh dưỡng khớp, bôi trơn các khớp xương, hỗ trợ cấu trúc của xương, sụn, da và các mô khác trong cơ thể.

Bi-JCare có thể sử dụng cho các đối tượng là người bắt đầu thấy xuất hiện các dấu hiệu sưng, nóng đỏ, đau các khớp, thoát vị đĩa đệm, dấu hiệu lão hóa của xương khớp như: đau âm ỉ, mỏi các khớp, đau nhức thường xuyên xuất hiện và tăng khi vận động hay thay đổi tư thế.
 

bi-jcare

Tác dụng lợi ích sức khỏe của Bi-jcare

 – Bi-Jcare giúp nuôi dưỡng sụn khớp, tạo chất nhờn, tăng độ bền và dẻo dai cho khớp, tăng sức mạnh liên kết cơ-gân-sụn khớp.

 – Bi-Jcare là một trị liệu lý tưởng cho viêm bao hoạt dịch, viêm xương khớp cấp và mãn, viêm khớp dạng thấp, viêm đa khớp và thoái hóa khớp ..

 – Giảm đau xương khớp cấp và mãn tính.

 – Giúp phòng ngừa và làm chậm quá trình thoái hóa xương khớp.

 – Hỗ trợ điều trị cơ bản bệnh thoái hóa khớp, còi xương, loãng xương và cải thiện lượng can-xi;

 – Tăng tính vững bền của collagen nội bào, duy trì tính đàn hồi của mô liên kết.

 – Củng cố bao hoạt dịch, tăng cường sức bên của hệ dây chằng nên hỗ trị điều trị thoát vị đĩa đệm đốt sống lưng, cổ….


Thông tin trên đây trả lời cho câu hỏi khô sụn khớp nên ăn gì, có lẽ cũng đã cho bạn một thực đơn tạm đầy đủ áp dụng thường xuyên và chế biến đa dạng. Giữ chế độ ăn uống lành mạnh và khoa học là cách hỗ trợ điều trị tốt nhất cho bệnh khô sụn khớp.
____________________
Bài liên quan:
>>> Cách chữa sụn khớp gối bị tổn thương an toàn hiệu quả nhất
>>> Tìm hiểu nguyên nhân gây viêm sụn khớp khuỷu tay - Cách điều trị hiệu quả
>>> Bạn cần biết những tiêu chuẩn chẩn đoán thoái hóa khớp gối

Các tin khác