Cam kết
hàng chính hãng 100%
Tư vấn sức khỏe,
sản phẩm 24/7
Giao Hàng
Toàn Quốc
Thanh Toán
Khi Nhận Hàng

Chứng nhận - Giải thưởng

Mách bạn: Cách cầm máu khi bị chảy máu răng tại nhà hiệu quả

Cách cầm máu khi bị chảy máu chân răng liệu bạn đã biết? Chảy máu chân răng xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau có thể do va chạm, vệ sinh răng miệng chải răng quá mạnh, không đúng cách hoặc do các bệnh liên quan đến răng miệng như sâu răng, viêm nướu, viêm chân răng… Do đó, ở mỗi trường hợp sẽ có cách chữa chảy máu chân răng khác nhau. Bạn có thể tham khảo dưới đây. 

Hầu như ai cũng bị chảy máu chân răng một vài lần trước khi biết cách chữa trị triệt để và hiệu quả. Đây là một dạng bệnh lý về răng miệng thường gặp chủ yếu do chăm sóc răng miệng chưa đúng cách. Tuy không phải bệnh nguy hiểm nhưng nếu chủ quan cũng sẽ gây ra khó chịu trong sinh hoạt hàng ngày bởi có khi chỉ cắn trái cây cũng sẽ gây ra chảy máu .

Chảy máu chân răng
Chảy máu chân răng

► Một số cách cầm máu khi bị chảy máu răng tại nhà

Khi gặp phải trường hợp này, tùy vào nguyên nhân bạn có thể áp dụng một trong những cách chữa chảy máu chân răng dưới đây, hiệu quả sẽ khiến bạn ngạc nhiên đó

1. Cách chữa chảy máu chân răng khi bị va chạm

Khi bạn không may bị va chạm, vấp ngã hay ăn phải đồ cứng đâm vào vùng lợi bị chảy máu. Lúc này cách chữa chảy máu chân răng nhanh chóng nhất bạn nên dùng bông y tế đặt vào vị trí đó và để khoảng 10 – 15 phút. Sau đó lây bông ra và nếu máu vẫn còn chảy thì bạn tiếp tục sử dụng miếng bông khác cho đến khi máu ngưng chảy.

Nếu trường hợp bạn chải răng bằng bàn chải với lông cứng, lực đánh quá mạnh và không đồng đều làm chảy máu chân răng. Khi đó, bạn cần súc miệng lại với nước sạch để loại bỏ phần máu mới chảy ra, sau đó cũng áp dụng cách đặt bông gạc như trên.

Cách chữa chảy máu chân răng khi bị va chạm
Cách chữa chảy máu chân răng khi bị va chạm

2. Cách chữa chảy máu chân răng bị viêm nướu

Nếu chân răng không bị tác động mạnh nhưng vẫn bị chảy máu thì chứng tỏ nướu răng của bạn đang bị sưng viêm. Lúc này, cách chữa chảy máu chân răng bạn có thể áp dụng những nguyên liệu tự nhiên có sẵn trong nhà, không tốn kém nhưng cực kỳ hiệu quả đấy nhé.

- Ngâm miệng bằng nước muối: Muối là một nguyên liệu có tính sát khuẩn cao, giúp ngăn và cầm máu hiệu quả, cũng như có tác dụng chống viêm, sâu răng. Khi chân răng bị chảy máu bạn chỉ cần sử dụng một muỗng cafe muối bỏ vào ly nước, khuấy đều và sau đó ngâm miệng bằng nước muối ấm trong khoảng 10 – 15 phút.

- Chữa chảy máu chân răng bằng túi trà: Trà có tính kháng khuẩn cao, do đó đây được xem là cách cầm máu chân răng khá hiệu quả. Bạn chỉ cần lấy 1 túi trà nhỏ và nhúng vào cốc nước lạnh. Sau đó lấy túi trà ra và để vào vùng chân răng đang bị chảy máu.

- Dùng mật ong để ngăn chảy máu chân răng: Mật ong có tác dụng kháng viêm khá tốt. Vì thế sau khi đánh răng xong bạn chỉ cần nhúng một ít mật ong lên đầu ngón tay và chà lên những vùng nướu hay bị chảy máu. Vì mật ong có chứa lượng đường rất lớn nên chỉ chà vào lợi chứ không nên chà vào răng nếu không muốn bị sâu răng.

- Ngừa chảy máu chân răng bằng dầu đinh hương: Dầu đinh hương có khả năng giảm viêm, kháng khuẩn, nhờ đó có tác dụng giúp ngăn chặn tình trạng chảy máu chân răng, chống viêm lợi. Hằng ngày bạn chỉ cần lấy dầu đinh hương bôi lên quanh khu vực bị chảy máu chân răng, để khoảng 5 – 10 phút rồi xúc miệng sạch với nước là có thể khắc phục có hiệu quả tình trạng này. Đồng thời phòng cho lợi răng không bị viêm.

- Bổ sung Vitamin C trong thực đơn hằng ngày: Thiếu Vitamin làm giảm khả năng đề kháng, tăng nguy cơ chảy máu chân răng vì thế bạn nên tăng cường nguồn thức ăn giàu Vitamin C có trong các loại hoa quả như: cam, bưởi, xoài, dứa… vào khẩu phần ăn của trẻ hằng ngày.

Bỏ sung vitamin C
Bổ sung Vitamin C

Nếu áp dụng những cách trên mà bạn vẫn không dứt tình trạng chảy máu chân răng. Vậy các bạn nên đi thăm khám để biết rõ tình trạng mà bạn đang mắc phải bởi bạn cũng không nên chủ quan khi bỗng dưng bị chảy máu chân răng, bởi chảy máu chân răng đôi khi là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm.

► Chảy máu chân răng có nguy hiểm không?

Chảy máu chân răng không chỉ khiến bạn lo lắng, mà còn là dấu hiệu cảnh báo bạn đang gặp phải vấn đề về sức khỏe của bạn

Chảy máu chân răng là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm, cụ thể như:

- Bệnh tiểu đường

Căn bệnh về chuyển hóa liên quan đến mức độ sản xuất, hấp thụ đường và insulin trong máu. Nếu không chữa trị, bệnh tiểu đường có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

- Bệnh bạch cầu

Một dạng ung thư trong máu hoặc tủy xương biểu hiện là thiếu thành phần đông máu. Như vậy, chảy máu lợi có thể chỉ ra sự hiện diện của nó.

- Suy dinh dưỡng

Lợi chảy máu có thể cho biết sự thiếu hụt chất dinh dưỡng và có thể được sửa chữa bằng cách thực hiện một chế độ ăn uống lành mạnh.

- Thiếu vitamin C

Do thiếu vitamin C trong chế độ ăn hàng ngày, ngoài chảy máu chân răng, người bệnh còn gặp các triệu chứng như ngủ lịm, khó thở và đau xương.

- Thiếu Vitamin K

Vitamin K có vai trò quan trọng trong việc đông máu, vì thế quá ít vitamin này có thể dẫn đến chảy máu chân răng bất thường.

- Sốt xuất huyết

Ở giai đoạn bệnh sốt xuất huyết tiến triển nghiêm trọng, người bệnh có dấu hiệu xuất huyết như chảy máu cam, chảy máu chân răng, xuất huyết dưới da... Nghiêm trọng hơn là xuất huyết tiêu hóa, xuất huyết não... đe dọa tính mạng người bệnh. Vì vậy, bệnh cần được phát hiện sớm và điều trị hiệu quả.

- Viêm lợi

Nguyên nhân chủ yếu gây viêm lợi là do vệ sinh răng miệng kém, tạo điều kiện cho các mảng bám, cao răng hình thành. Các mảng bám và cao răng ở lại trên răng gây kích thích lên lợi, chân răng. Theo thời gian, lợi trở nên sưng và chảy máu một cách dễ dàng.

 - Viêm nha chu

Đây là giai đoạn nặng của bệnh viêm lợi, thường xảy ra ở tuổi trung niên. Bệnh tiến triển âm thầm với dấu hiệu dễ nhận thấy nhất là chảy máu chân răng. Ở giai đoạn nặng xuất hiện vôi đóng xung quanh chân răng, răng lung lay…

- Áp xe chân răng

Theo Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Thị Thái - Bệnh viện Thu Cúc: "Áp xe răng là ổ mủ gây ra do nhiễm trùng bởi vi khuẩn ở phần trong của răng. Áp xe chân răng thường xảy ra như là kết quả của viêm hốc răng không được điều trị, hoặc răng bị thủng, vỡ cho phép vi khuẩn tấn công vào sâu bên trong. Khi răng lợi liên tục đau nhói, chân răng chảy nhiều máu, người lên cơn sốt, sưng tấy vùng mặt là khi các túi áp xe trở nên trầm trọng".


Ngay khi có dấu hiệu chảy máu chân răng, người bệnh nên đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám phát hiện triệu chứng chảy máu chân răng có nguy hiểm không và chỉ định phương pháp điều trị kịp thời hiệu quả.

► Cách phòng tránh chảy máu chân răng

Hãy chú ý tới việc chăm sóc răng miệng của bạn ngay từ hôm nay. Thay thế các bàn chải đánh răng có phần lông chải cứng và to, dễ gây tổn thương cho lợi khi đánh răng. Nếu bàn chải đã sử dụng lâu ngày và có dấu hiệu hư hại như phần lông chải bị chẻ, bị uốn cong ra ngoài là phải thay thế ngay lập tức.

Việc đánh răng cần phải thực hiện theo đúng phương pháp: chải răng ít nhất 3 phút để đảm bảo đã làm sạch răng hoàn toàn, sử dụng lực tay vừa phải để chải, tránh làm tổn thương vùng nướu nhạy cảm. Cách chải răng theo chiều ngang nhiều người hay làm cũng là nguyên nhân gây chảy máu chân răng do tác động lực làm tụt nướu. Cách chải răng đúng là chải theo chiều dọc, hàm dưới thì chải từ dưới lên trên, hàm trên thì chải từ trên xuống dưới. Cuối cùng xúc sạch với nước.

Bỏ thuốc lá nếu như thấy triệu chứng chảy máu chân răng xảy ra thường xuyên. Hãy chăm sóc cơ thể chu đáo hơn và
 bổ sung thêm các vi chất dinh dưỡng quan trọng như vitamin C, vitamin PP v.v.. Một cách đơn giản nhưng lại hiệu quả là sử dụng nước muối để sát khuẩn khoang miệng hàng ngày, sẽ tránh sự phát triển của vi khuẩn gây hại cho nướu và chân răng.

Ngoài ra bạn có thể tới nha sĩ để lấy mảng bám và cao răng mỗi 6 tháng một lần để đảm bảo việc vệ sinh răng miệng toàn diện.

Vệ sinh răng miệng sạch sẽ
Vệ sinh răng miệng sạch sẽ

Bài viết chia sẻ tới bạn đọc cách cầm máu khi bị chảu máu răng. Mong rằng những thông tin trên hữu ích cho bạn đọc. Chúc các bạn luôn ui khỏe!
_____________________________

Bài liên quan:
>>> Sữa tăng cường trí nhớ bỗ sung dưỡng chất cho não bộ
>>> 07 bài thuốc chữa ho bằng mật ong ngâm các mẹ nên giữ lại cho gia đình vào mùa lạnh
>>> 05 nguyên nhân chính làm hơi thở bạn có mùi

Các tin khác