Bỏ túi ngay 10 cách chữa triệt để bệnh trĩ tại nhà
Khi bị trĩ, bạn sẽ cảm thấy đau đớn, ngứa ngáy và thậm chí chảy máu. Đây là bệnh dễ xảy ra hơn ở người trung niên và người già. Tuy nhiên, do thói quen sinh hoạt và chế độ ăn uống thiếu lành mạnh mà bệnh đang trở nên phổ biến hơn ở người trẻ. Nhiều người bị trĩ thường đến giai đoạn cuối mới đi khám, khi đó bệnh đã tiến triển nặng nề và cần phải phẫu thuật để cắt bỏ trĩ. Nếu bạn đang bị trĩ nhẹ, giai đoạn 1,2 thì bạn có thể áp dụng những cách chữa bệnh trĩ tại nhà dưới bài viết này.

I. Cách chữa bệnh trĩ tại nhà hiệu quả
Những cách chữa bệnh trĩ tại nhà được chia sẻ dưới đây chỉ có hiệu quả với tình trạng bệnh đang ở giai đoại 1, 2 đối với trị nội và ở giai đoạn đầu đối với bệnh trĩ ngoại. Còn khi bệnh tình đã ở giai đoạn nặng thì bạn cần đi khám kết hợp với sử dụng các thuốc đặc trị, thậm trí còn cần đến phẫu thuật cắt bỏ thì mới điều trị được triệt để. Sau đây là một vài cách chữa bệnh trĩ tại nhà mà bạn có thể tham khảo.
1. Ngâm hậu môn trong nước ấm
- Khi bị trĩ thì bạn thường xuyên gặp phải tình trạng hậu môn bị kích thích hay bị đau rát để khắc phục điều này thì bạn có thể ngâm hậu môn trong nước ấm trong khoảng từ 15-20 phút mỗi ngày 3 lần. Ngoài ra để giúp sát khuẩn thì bạn có thểm thêm một chút muối vào chậu để ngâm cũng vô cùng hiệu quả.
2. Chườm đá vùng hậu môn
- Ngoài cách ngâm hậu môn bằng nước nóng như đã nêu ở trên thì bạn có thể làm giảm các cơn đau rát, khó chịu vùng hậu môn thì bạn có thể sử dụng cách chườm đá. Các này rất đơn giản bạn chỉ cần lấy cục đá chườm vào khu vực hậu môn, nhiệt độ lạnh của đá có thể giúp cải thiện nhanh tình trạng đau nhức.
- Tuy nhiên khi thực hiện các này bạn cần chú ý, trước khi chườm đá bạn hãy vệ sinh thật sạch để tránh được nguy cơ bị viêm nhiễm.
3. Thay đổi chế độ ăn uống
- Như các bạn cũng biết thì táo bón là một trong những nguyên nhân phổ biến gây nên bệnh trĩ. Do đó việc có một chế độ ăn uống lành mạnh và khoa học không những giúp bạn khắc phục được tình trạng bênh lý này mà còn có khả năng giúp bạn phòng tránh.
- Trong chế độ ăn hàng ngày bạn nên bổ sung thêm nhiều loại rau xanh nhằm cung cấp lượng chất xơ cần thiết. Uống nhiều nước, nước ép trái cây sẽ giúp phân mềm ra, dễ đi cầu hơn. Bạn cũng có thể sử dụng thêm sửa chua, đây là thực phẩm cung cấp lượng lợi khuẩn lớn giúp hệ tiêu hóa hoạt động ổn định hơn.
- Bạn cần tránh hoặc hạn chế sử dụng các loại nước như cà phê, trà đặc vì có thể khiến bạn bị táo bón nặng hơn.
4. Sử dụng lá lốt
- Lá lốt là loại lá có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn nhờ có hoạt chất Piperine nên loại lá này rất hay được sử dụng để điều trị các bệnh về đường tiêu hóa và cũng dùng để chữa bệnh trĩ tại nhà cũng rất tốt.
- Cách thực hiện:
- Đầu tiên bạn cần làm sạch lá lốt và ngâm trong nước muối loãng để loại bỏ bụi bẩn. Tiếp đến bạn cho lá lốt vào ấm và đun với 2 lít nước đến khi nào sôi thì tắt bếp. Rồi bạn vệ sinh thật sạch khu cực hậu môn sau đó tiến hành xông trong khoảng 10 phút mỗi ngày.
5. Sử dụng quả sung
- Quả sung theo đông y là loại quả có tính ngọt, ôn, chát thường được sử dụng để chữa các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa, viêm ruột hay là trĩ.
- Cách thực hiện:
- Bạn hãy chuẩn bị khoảng 10 quả sung rồi đem đi nấu với 2 lít nước cho đến lúc sôi. Khi nước đang còn nóng bạn sử dụng nước đó để xông hậu môn. Và khi nước đã nguội bớt chỉ còn ấm thì bạn dùng trực tiếp nước đó để rửa vùng trĩ.
6. Sử dụng gel nha đam
- Nha đam cũng là một trong những nguyên liệu rất tốt cho việc chữa bệnh trĩ tại nhà. Trong nhà đam có nhiều chất giúp kháng viêm, chống khuẩn cùng với lượng chất khoáng cao sẽ giúp dịu vùng da xung quanh hậu môn.
- Cách thực hiện:
- Đầu tiên bạn cần chuẩn bị một ít lá nha đam và một ít dầu oliu. Tiếp theo bạn tiến hành gọt vỏ rồi cạo lấy phần gel của nha đam ra và trộn với dầu oliu theo tỉ lệ 2:1. Sau khi đã chuẩn bị xong bạn hãy vệ sinh hậu môn thật sạch sau đó thoa hỗn hợp trên lên búi trĩ và vùng da xung quanh.

7. Sử dụng lá thiên lý non
- Lá thiên lý non là một loại thực phẩm khá phổ biến với mỗi gia đình. Lá thiên lý có tính mát, chống viêm, nhuận tràng, giải nhiệt từ bên trong nên rất hiệu quả trong việc sử dụng để chữa bệnh trĩ, giúp giảm đau rát hậu môn.
- Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 100g lá thiên lý non và khoảng 2 thìa muối ăn, rồi mang đi giã nhỏ rồi cho vào đó khoảng 30ml nước sôi. Rồi bạn lọc lấy dung dịch đó lọc qua tấm vải xô. Sau đó dùng bông thấm nước này và đắp nên hậu môn trong khoảng 30 phút rồi bỏ ra, không cần rửa lại với nước. Kiên trì thực hiên 1 lần/ngày sẽ thấy bệnh được cải thiện.
8. Sử dụng rau diếp cá
- Rau diếp cá là một loại rau được dùng rất phổ biến trong ẩm thực. Ngoài được dùng để ăn thì loại rau
này còn được dùng để chữa bệnh trĩ tại nhà rất hiệu quả. Theo như trong đông y thì rau diếp cá có vị chua, tính mát giúp thanh nhiệt, giảm độc, tiêu sưng. Nên với tác dụng đó thì rau diếp cá có thể dùng để ức chế vi khuẩn, ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng búi trĩ.
- Cách thực hiện:
- Chuẩn bị một nắm rau diếp tươi đem rửa sạch và ngâm với nước muối loãng rồi để cho ráo nước. Tiếp theo bạn cho vào cối giã nát với một ít muối hạt rồi đắp trực tiếp lên vùng hậu môn. Lưu ý trước khi đắp thì bạn cần vệ sinh thật sạch trước khi đắp lên. Ngoài ra thì bạn cũng có thể bổ sung thêm rau diếp cá vào chế độ ăn uống hàng ngày cũng giúp hỗ trợ việc điều trị bệnh trĩ sẽ nhanh và hiệu quả hơn.
9. Sử dụng lá ổi
- Lá ổi là loại lá rất quen thuộc đối với mỗi gia đình Việt Nam. Trong dân gian lá được sử dụng để cầm máu, giúp vết thương nhanh lạnh. Hơn nữa lá ổi còn giúp chữa bệnh tiêu chảy hay giúp cải thiện một số bệnh dạ dày. Ngoài ra lá này còn giúp chữa bệnh trị rất hiệu quả giúp chống viêm, là co búi trĩ, ngăn ngừa tĩnh mạnh giãn.
- Cách thực hiện:
- Sử dụng một nắm lá ổi non đem rửa sạch sau đó cho là vào máy xay sinh tố thêm một ít nước và tiến hành xay nhuyễn. Tiếp đến bạn lọc lấy nước cho thêm một ít muối khuấy đề và uống trực tiếp. Bạn cứ kiên trì uống hàng ngày thì sẽ thấy hiệu quả.
10. Sử dụng lá ngải cứu
- Lá ngải cứu trong dân gian được dùng rất nhiều trong việc giảm đau, kháng khuẩn và xua đổi cồn trùng. Và đặc biệt trong lá ngải cứu có chứ chất Yomogin có tác dụng giúp co mạch và co búi trĩ.
- Cách thực hiện:
- Bạn chuẩn bị lá ngải cứu kết hợp vơi lá lốt rửa sạch ngâm trong nước muối loãng. Sau đó bạn đem đi giã nhỏ và đắp trực tiếp lên hậu môn sẽ giúp bạn co búi trĩ.
II. Các mức độ của bệnh trĩ
Tùy theo từng loại bệnh trĩ nội hay trĩ ngoại mà chia làm các mức độ khác nhau cụ thể như sau:
1. Đối với bệnh trĩ nội
• Trĩ độ 1: búi trĩ nằm hoàn toàn trong ống hậu môn.
• Trĩ độ 2: lúc bình thường trĩ nằm gọn trong ống hậu môn, khi rặn đi cầu búi trĩ thập thò hay lòi ít ra ngoài. Khi đi cầu xong đứng dậy búi trĩ tự thụt vào trong.
• Trĩ độ 3: mỗi lần đi cầu hoặc đi lại nhiều, ngồi xổm, làm việc nặng thì búi trĩ lại sa ra ngoài. Lúc này phải nằm nghỉ một lúc búi trĩ mới tụt vào hoặc dùng tay đẩy nhẹ vào.
• Trĩ độ 4: búi trĩ gần như thường xuyên nằm ngoài ống hậu môn.
2. Đối với bệnh trĩ ngoại
• Giai đoạn đầu: lúc này búi trĩ hình thành xung quanh hậu môn, sưng lên làm mất nếp nhăn bình thường ở da khu vực hậu môn
• Giai đoạn phát triển: trong giai đoạn này búi trị phòng to và dần phát triển thành các cục máu đông bên trong, gây đau đớn và chảy máu.
• Giai đoạn nặng: giai đoạn này búi trĩ đã bị viêm nhiễm gây ngứa ngáy và đau đớn.
III. Những lưu ý khi bạn chữa bệnh trĩ tại nhà
Khi áp dụng những cách chữa bệnh trị tại nhà mà chúng tôi chia sẻ ở trên thì bạn nên lưu ý một vài vấn đề như sau:

• Các phương pháp điều trị bệnh trĩ tại nhà trên chỉ thích hợp với những trường hợp nhẹ
• Tùy vào cơ địa của từng người mà sẽ có tác dụng nhanh chậm khác nhau
• Nên hạn chế ngồi lâu một chỗ đặc biệt với những người mà công việc phải ngồi nhiều như dân văn phòng, lái xe…
• Dành thời gian để tập luyện thể dục thể thao hàng ngày
• Thiết lập một chế độ sinh hoạt hợp lý với thói quen đi đại tiện đúng giờ
• Có một chế độ ăn uống, bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng đặc biệt là chất xơ để tránh trình trạng táo bón
• Tránh sử dụng các chất kích thịch, đồ uống có cồn sẽ khiến bệnh tình nặng thêm
IV. Cách phòng tránh bệnh trĩ.
- Như đã đề cập, nguyên nhân gây trĩ chủ yếu xuất phát từ thói quen sinh hoạt hàng ngày. Chúng ta hoàn toàn có thể có những biện pháp phòng bệnh trĩ ngay tại nhà và nơi làm việc.
1. Tránh ngồi quá lâu
- Thời gian ngồi quá nhiều là vấn đề phổ biến ở nhân viên văn phòng. Phòng bệnh trĩ cho dân văn phòng ưu tiên cần thay đổi thói quen làm việc. Theo nghiên cứu, tỷ lệ mắc trĩ ở những người ít vận động lên đến hơn 70%. Trung bình cứ ngồi khoảng 50 phút, bạn nên đứng dậy vận động 5-10 phút. Việc đứng dậy vận động giúp cho dòng máu lưu thông tốt hơn. Đồng thời giảm áp lực cho vùng hậu môn. Hạn chế sự hình thành búi trĩ.
2. Đi cầu vào một thời gian cố định
- Thường rất ít người chú ý đến thói quen này. Tuy nhiên đây là một thói quen tốt để cân bằng chức năng của hệ tiêu hóa. Đi cầu vào một thời điểm cố định trong ngày có thể ngừa táo bón. Đặc biệt, bạn không nên nhịn đi cầu trừ những trường hợp không thể. Không nên dùng lực rặn mạnh khi đi vệ sinh. Có thể làm vùng hậu môn bị tổn thương.
3. Vệ sinh vùng hậu môn sạch sẽ
- Đừng để viêm nhiễm hậu môn gây trĩ cho bạn. Sử dụng các loại khăn giấy mềm để lau, tránh cọ xát gây xước vùng quanh hậu môn. Đó là cơ hội để cho vi khuẩn xâm nhập. Sau khi đi đại tiện nên rửa sạch lại với nước muối ấm.
4. Tập thể dục thường xuyên
- Nguy cơ bị trĩ ở những người ít vận động cao gần gấp 2 lần. Chúng ta cần xây dựng một bảng biểu hoạt động thể lực để phòng bệnh trĩ. Sau mỗi bữa ăn, nên vận động để cho thức ăn tiêu hóa tránh táo bón. Trung bình mỗi ngày bạn có thể đi bộ ít nhất 30 phút. Hoặc tham gia vào các hoạt động khác như cầu lông, bóng đá, bóng chuyền, bơi lội,… Mục đích của vận động là giúp cho dòng máu lưu thông tốt. Tránh áp lực dồn nén vùng hậu môn.
5. Cách ăn uống phòng bệnh trĩ
- Táo bón là nguyên nhân gây trĩ phổ biến nhất. Chính vì vậy chế độ ăn ngừa táo bón cũng chính là biện pháp phòng bệnh trĩ hữu dụng nhất. Chế độ ăn uống cần bổ sung nhiều chất xơ. Mỗi ngày nên dung nạp từ 25-30 gram chất xơ. Các loại thực phẩm giàu chất xơ như đậu đen, bí đỏ, súp lơ, các loại củ cải, rau cải, khoai tây, cà rốt, cam, chuối, dâu tây, bơ, táo,…
- Tránh xa các loại đồ uống chứa chất kích thích như rượu bia, đồ uống có ga. Hạn chế các loại đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ. Chúng có thể phá hủy dạ dày, đồng thời khiến thức ăn không tiêu gây táo bón. Ngoài ra uống nhiều nước cũng là một cách phòng bệnh trĩ hiệu quả. Mỗi ngày nên uống từ 1,5-2 lít nước. Nước giúp đẹp da, thải độc và còn hạn chế tình trạng táo bón. Mỗi ngày nên uống một ly sinh tố hoa quả, vừa cung cấp vitamin, vừa ngừa táo bón.
- Trong quá trình mang thai, lượng máu tuần hoàn gia tăng để cung cấp cho cả thai kỳ khiến cho các tĩnh mạch giãn nở là nguyên nhân hình thành búi trĩ. Phòng bệnh trĩ cho bà bầu cũng cần tuân thủ chế độ sinh hoạt và ăn uống như trên. Đồng thời cần tăng cường các thực phẩm bổ sung sắt. Vận động nhẹ nhàng tránh ngồi hoặc đứng lâu.
Giải pháp cho người bệnh trĩ: Sử dụng bổ sung thực phẩm chức năng giúp điều trị bệnh trĩ hoàn toàn từ thảo dược.
Thực phẩm chức năng không chỉ mang tới nhiều lợi ích tích cực đến sức khỏe và giảm nguy cơ mắc các loại bệnh khác nhau, chúng đem lại nhiều lợi ích trong việc cải thiện sức khỏe toàn diện
Giới thiệu đến bạn: Bi-Hem Max - Xua tan nỗi lo bệnh trĩ nội, trĩ ngoại
Giới thiệu đến bạn: Bi-Hem Max - Xua tan nỗi lo bệnh trĩ nội, trĩ ngoại
Bi-HEM Max giải pháp hồi phục các động, tĩnh mạch giãn nở ở trực tràng 100% tự nhiên, giúp co, kéo, giảm viêm, sưng và sa các búi trĩ, điều trị cả trĩ nội và trĩ ngoại. Tăng cường sức bền thành mạch, điều trị chứng suy và giãn tĩnh mạch. Giảm đau, rát, ngứa hậu môn, đi ngoài ra máu, chảy máu khi đại tiện. Bổ sung chất xơ, điều trị chứng táo bón, rối loạn tiêu hoá, ăn không tiêu, chướng bụng, đầy hơi, kiết lỵ, làm mát gan, nhuận tràng, giảm các triệu chứng của bệnh trĩ. Tăng cường sức đề kháng, chống viêm, chống tái phát bệnh trĩ.

Công dụng của Bi-Hem Max:
Bi-HEM Max giải pháp hồi phục các động, tĩnh mạch giãn nở ở trực tràng 100% tự nhiên, giúp co, kéo, giảm viêm, sưng và sa các búi trĩ, điều trị cả trĩ nội và trĩ ngoại:
+ Tăng cường sức bền thành mạch, điều trị chứng suy và giãn tĩnh mạch.
+ Giảm đau, rát, ngứa hậu môn, đi ngoài ra máu, chảy máu khi đại tiện.
+ Bổ sung chất xơ, điều trị chứng táo bón, rối loạn tiêu hoá, ăn không tiêu, chướng bụng, đầy hơi, kiết lỵ, làm mát gan, nhuận tràng, giảm các triệu chứng của bệnh trĩ.
+ Tăng cường sức đề kháng, chống viêm, chống tái phát bệnh trĩ.
Đối tượng sử dụng: Người bị trĩ nội, trĩ ngoại. người bị trĩ cấp với các triệu chứng như: chảy máu khi đi đại tiện; đau rát, ngứa vùng hậu môn và trực tràng; búi trĩ sa ra ngoài. Những người phẫu thuật hoặc can thiệp bệnh trĩ, phòng tái phát. Người bị rối loạn tiêu hoá, táo bón, viêm đại, trực tràng mãn tính. Những người bị suy giãn tĩnh mạch cấp và mãn tính…
Hotline tư vấn: 0962 876 060 - 0968 805 353 - 0978 307 072
______________
Có Thể Bạn Quan Tâm
>>> Bệnh trĩ nội: Các biểu hiện và cách điều trị qua từng giai đoạn bệnh
>>> Làm thế nào để ngồi lâu không bị đau trĩ?
>>> Triệu chứng của trĩ nội độ 4 và mức độ nguy hiểm của bệnh
Có Thể Bạn Quan Tâm
>>> Bệnh trĩ nội: Các biểu hiện và cách điều trị qua từng giai đoạn bệnh
>>> Làm thế nào để ngồi lâu không bị đau trĩ?
>>> Triệu chứng của trĩ nội độ 4 và mức độ nguy hiểm của bệnh