Cam kết
hàng chính hãng 100%
Tư vấn sức khỏe,
sản phẩm 24/7
Giao Hàng
Toàn Quốc
Thanh Toán
Khi Nhận Hàng

Bị thoát vị đĩa đệm có nên tập yoga?

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng yoga không còn là điều gì quá xa lạ. Đã có không ít bệnh nhân khỏi hoàn toàn chỉ nhờ tập luyện những bài tập tác động sâu. Đây là điều có thể khó tin với nhiều người bệnh thoát vị đĩa đệm lâu ngày nhưng sẽ rất hiệu quả và phù hợp với bệnh nhân không quá nặng và chưa đến đỗi nguy hiểm.

Thoát vị đĩa đệm là tình trạng gây đau lưng phổ biến ở nhiều người. Cơn đau có thể tồi tệ hơn và làm giảm chất lượng cuộc sống của bạn. Nhiều người có các vấn đề về lưng do mắc hội chứng đĩa đệm công nhận việc tập yoga có thể giảm đau, tăng cường độ đàn hối và độ bền, đây chính là mục tiêu cơ bản của hầu hết các phương pháp điều trị ở lưng.

Một khoá học yoga là kết hợp của nhiều bài tập như các bài tập thể chất, các bài tập thở và thiền định. Bài tập thở và thiền định của yoga tạo ra “đáp ứng thư giãn” có thể giúp bạn giảm đau. Ngoài ra, các tư thế yoga có thể tăng cường độ dẻo dai của các cơ lưng và tạo ra “không gian” giữa các đĩa đệm của bạn bằng cách kéo dài cột sống.

 
Bị thoát vị đĩa đệm có nên tập yoga
Bị thoát vị đĩa đệm có nên tập yoga

► Lợi ích của yoga đối với bệnh nhân bị hội chứng đĩa đệm

Có nhiều nghiên cứu gần đây về ảnh hưởng của yoga trong điều trị bệnh đã chứng minh rằng yoga có thể giúp ích rất nhiều đối với các vấn đề ở lưng. Khi giữ tư thế yoga (trong 10-60 giây), bạn có thể tăng cường cơ ở lưng cũng như ở bụng một cách nhẹ nhàng. Bởi vì các cơ ở lưng và bụng là những thành phần thiết yếu của mạng lưới cơ của cột sống, tăng cường các cơ này giúp cơ thể duy trì tư thế thẳng đứng và chuyển động thích hợp. Cơ khỏe mạnh sẽ hỗ trợ giảm đau lưng rất nhiều.

Yoga khiến các cơ được kéo dãn và thư giãn. Trong khi thực hiện các tư thế, một số cơ thư giãn và những cơ khác căng ra, thúc đẩy sự thư giãn và tính linh hoạt trong các cơ và khớp xương. Hơn nữa, việc kéo dãn cơ gân kheo (ở mặt sau của đùi) giúp mở rộng các chuyển động trong khung chậu, giảm áp lực lên lưng. Kéo dãn với yoga cũng có thể làm tăng lưu lượng máu, cho phép các chất dinh dưỡng lưu thông, truyền đến cơ và các mô mềm ở thắt lưng.

Có nhiều tư thế yoga khác nhau và hầu hết các tư thế có thể được điều chỉnh tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của từng bệnh nhân. Người có tình trạng đau lưng có thể thực hiện nhiều tư thế yoga ở mức độ đơn giản. Ví dụ như khi nằm ngửa trong lúc tập, để giảm căng ở lưng và tránh đau, bạn có thể đặt một tấm chăn hoặc gối bên dưới chỗ đau.

Mặc dù yoga an toàn đối với hầu hết mọi người, một số bệnh nhân có thể cần phải tránh một số tư thế yoga nhất định. Ví dụ, bệnh nhân bị hẹp ống sống tiến triển nên tránh uốn cong lưng khi tập yoga vì nó có thể ảnh hưởng nhiều hơn lên cột sống. Những bệnh nhân có bệnh về cột sống cổ nên tránh tư thế trồng cây chuối hoặc đứng bằng vai trong yoga.

► Những điều người bệnh thoát vị đĩa đệm cần lưu ý lúc tập yoga

Những người có những tình trạng đặc biệt ở lưng cần phải tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bắt đầu tập yoga (hoặc bất kỳ chương trình tập thể dục khác). Bệnh nhân cũng nên tìm một huấn luyện viên yoga được đào tạo giỏi, có thể sửa đổi các bài tập yoga dựa trên chẩn đoán cụ thể của từng cá nhân. Với một giáo viên yoga tốt, bạn sẽ tối đa hóa được lợi ích từ việc luyện tập yoga thường xuyên.

Điều quan trọng nhất là bạn cần tìm đến cơ sở chuyên khoa cơ xương khớp để được tư vấn tập những động tác yoga phù hợp với tình trạng bệnh.

 

► 04 Bài tập Yoga cho người bị thoát vị đĩa đệm

Bài 1: Tư thế con mèo /bò

Quỳ xuống sàn nhà, đặt cả hai lòng bàn tay trên sàn nhà, nhìn thẳng.

Hãy chắc chắn rằng lòng bàn tay của bạn đang ở ngang với vai và chân hơi cách nhau, thân mình của bạn cần phải song song với sàn nhà, đùi thẳng đứng.

Hít vào võng lưng xuống. Bạn sẽ cảm thấy cột sống của bạn bị hơi cong về phía sàn. Vai, cổ và đầu nên hướng về phía trước.

Thở ra đẩy cong lưng lên trần nhà, cúi đầu xuống, cằm sát vào hõm ngực. Và lặp lại tư thế 5-8 lần.

Tác dụng:

• Mang lại sự linh hoạt, giảm căng thẳng, đau nhức cho cột sống

• Tăng cường sức mạnh cho cổ tay và vai

• Massage cơ quan tiêu hóa, cải thiện hệ tiêu hóa

• Làm chắc bụng

• Thư giãn trí óc, cải thiện việc lưu thông máu

 

Bài 2: Tư thế cây cầu

Nằm ngửa, hai đầu gối co lên và hai bàn chân cách nhau một khoảng bằng hông. Khoảng cách giữa hông và gót chân bằng một bàn tay. Hai cánh tay để dọc theo thân người, lòng bàn tay úp xuống. Hơi thu cằm xuống ngực để thư giãn gáy.

Hít vào, nâng hông lên khỏi sàn, cao hết mức bạn có thể thở ra, hạ lưng xuống sàn từng phần một – trước tiên là lưng trên, lưng giữa, lưng dưới, rồi mới tới hông. Lặp lại chuỗi động tác trong khoảng từ 6 đến 8 nhịp thở.

Lợi ích của động tác này:

• Làm tăng sức mạnh của cơ lưng

• Giảm mệt mỏi phần lưng

• Mở rộng lồng ngực, loại bỏ căng thẳng ở ngực và vai, giảm các vấn đề về tuyến giáp

• Giúp não cân bằng, giảm thiểu lo lắng, căng thẳng và trầm cảm

• Cải thiện hệ tiêu hóa

• Giúp giảm các triệu chứng thời kỳ mãn kinh và đau bụng kinh

• Có lợi cho người bị bệnh hen suyễn, viêm xoang, cao huyết áp và loãng xương.

Chống chỉ định: Các bạn chú ý không tập động tác này với những người bị chấn thương lưng và cổ.

Bài 3: Tư thế cái kẹp

Chuẩn bị: Ngồi trên thảm, hai chân duỗi thẳng phía trước.

Thực hiện: Hít sâu thẳng lưng thở ra duỗi dài toàn thân về trước tiếp tục thở ra và duỗi cho đến mức thấp nhất có thể (giữ tư thế thở tự do). Lặp lại tư thế 5-8 lần

Động tác này toàn thân của người tập sẽ gập người xuống gần như một nửa người ra phía trước, kéo giãn toàn bộ phần lưng, từ đầu xuống tới gót chân. Đây là một thế tập đơn giản, nhưng lại có tác dụng mạnh mẽ.

Tác dụng:

- Xoa bóp các cơ quan vùng bụng, tụy, gan, thận và bàng quang được kích thích. Giúp máu lưu thông dễ dàng hơn. Chính vì vậy người thực tập tư thế này thường xuyên sẽ giúp cho khả năng sinh lý thật tuyệt vời.

- Kích thích và cải thiện chức năng tiêu hóa, tăng cường nhu động ruột, giảm chứng táo bón, yếu gan và thận, bệnh trĩ, bệnh tiểu đường, viêm dạ dày và mỡ thừa.

- Chống lại hiện tượng béo phì.

- Điều chỉnh chức năng tuyến tụy, hỗ trợ tích cực cho những người mắc chứng bệnh tiểu đường và giảm Glucose trong máu.

- Tăng cường sức mạnh các khớp và sự mềm dẻo của cột sống vùng lưng.

- Giảm bớt sức ép trên cột sống và chứng thần kinh tọa.

-Tăng cường và kéo giãn các dây chằng.

Bài 4: Tư thế ống bễ

Bước 1: Nằm ngửa tự nhiên, chân mở bằng vai, hai tay duỗi thẳng theo thân, lòng tay ngửa lên trên.

Bước 2: Thở ra, từ từ co gập đùi phải lên, ép đầu gối vào ngực. Dùng hai tay ôm chặt lấy chân. Giữ trong 8 giây, nín thở.

Bước 3: Hít vào, đồng thời từ từ thả chân phải và tay trở về tư thế tự nhiên ban đầu.

Bước 4: Thực hiện giống như vừa làm nhưng thực hiện bằng chân trái. Giữ trong 8 giây, nín thở.

Bước 5: Hít vào hạ chân trái xuống. Thở ra đồng thời thu 2 chân lên, 2 tay ép vào 2 đầu gối sát ngực. Giữ trong 8 giây, nín thở. Thở ra, từ từ thả 2 chân và 2 tay về tư thế tự nhiên ban đầu. Làm 8 lần

Tác dụng

- Tăng cường sức mạnh các khớp và sự mềm dẻo của cột sống vùng lưng.

– Chữa các bệnh về táo bón, đau đầu, khó tiêu và huyết áp cao.

– Giảm mỡ bụng trong máu.

– Khi thực hành đều thì giúp cho khả năng về hô hấp tốt hơn.


 

Các bài tập yoga này rất tốt cho bệnh nhân bị thoát bị địa đệm nhưng lại chỉ dừng lại ở mức độ giảm đau và giúp người bệnh vận động được dễ dàng hơn mà không thể điều trị được triệt để bệnh. Đối với căn bệnh mãn tính như thoát vị đĩa đệm, bên cạnh việc duy trì tập luyện hàng ngày thì sử dụng các loại thuốc đặc trị là điều cần thiết.
bi-jcare
 

Xem video: 10 nguyên nhân thoát vị đĩa đệm đáng sợ nhất trong sinh hoạt hàng ngày
 


Xem video: 07 Triệu chứng của thoát vị đĩa đệm và các phương pháp điều trị bệnh từng giai đoạn.
 

Các tin khác